Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc
Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.
Bà con tham gia các dự án trồng và BVR đã được BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ tổ chức hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR tận gốc gắn với sản xuất, kinh doanh nghề rừng có hiệu quả; khai thác rừng trồng đã cho sản phẩm theo quy định, ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR, vv...
Kết quả nổi bật trong hơn 7 tháng đầu năm 2014 là 100% diện tích rừng (5.482 ha) trên địa bàn do BQL được bảo vệ, phát triển xanh tốt, không xảy ra cháy. An ninh rừng trên địa bàn được giữ vững, độ che phủ của rừng do BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ quản lý hiện tại đạt 96,1%.
Trong gần 8 năm (từ năm 2007 đến 2014), BQL rừng phòng hộ Thanh Kỳ đã hướng dẫn kỹ thuật; cung ứng cây giống; tổ chức cho các hộ nhận khoán trên địa bàn trồng mới được hơn 1.500 ha rừng sản xuất. Trong đó, 7 tháng đầu năm 2014 ban đã tổ chức trồng mới được 126 ha rừng sản xuất.
Hầu hết các hộ nhận khoán đều chăm sóc, BVR và phát triển sản xuất nông - lâm kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, cho hiệu quả kinh tế khá cao; nhiều người dân trong vùng có thêm việc làm tại chỗ, thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, góp phần nâng cao đời sống và xây dựng nông thôn mới trong vùng.
Related news
Trong sản xuất lúa gạo hiện nay, Đồng Tháp chọn hướng đi mới là áp dụng mô hình “cánh đồng liên kết”. Với lựa chọn này, địa phương mong muốn gắn kết chặt chẽ nông dân với doanh nghiệp xuất khẩu hơn là quan tâm đến quy mô sản xuất lớn hay nhỏ.
Tuy chỉ cách quốc lộ 20 vài cây số, nhưng đường vào vườn bưởi của ông Phạm Trí Việt ở ấp 94, xã Túc Trưng (huyện Định Quán, Đồng Nai) lại khá vất vả vì chỉ có con đường mòn đầy sỏi đá, lên dốc xuống đèo.
Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.
Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.
Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.