Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)
Được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh-Đại diện Văn phòng tại tỉnh Gia Lai, qua thời gian: Tiến hành khảo sát phân tích tình hình, thẩm vấn nông dân, xác định mục đích, mục tiêu, ngày 26-8-2015 mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa.
Qua quá trình khảo sát, thị xã Ayun Pa đã thống nhất chọn hộ bà Ksor H’Soa, tổ dân phố 9 phường, Sông Bờ, để triển khai mô hình.
Diện tích tham gia triển khai mô hình trồng cỏ nuôi bò của hộ bà Ksor H’Soa hiện có trên 2.000 mét vuông; gia đình chủ động được nguồn nước tưới; được hỗ trợ 20% chi phí vật tư và lắp ráp hệ thống tưới; được hướng dẫn thường xuyên về kỹ thuật canh tác.
Nước trước khi dẫn đến cây cỏ đã trồng được đi qua một hệ thống trung tâm gồm: đồng hồ áp lực đo áp suất lưu lượng nước, hệ thống lọc nước, van xả khí, van hồi nước và bộ châm phân.
Vì vậy hệ thống trung tâm kiểm soát được lượng nước thoát ra trong thời gian nhất định, đủ cung cấp nước cho nhu cầu cây trồng, hạn chế lượng nước thất thoát không hiệu quả. Cây trồng được cung cấp nguồn nước tưới sạch thông qua hệ thống lọc nước và van hồi nước. Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn.
Theo ông Tống Đình Hiếu-Trưởng phòng đại diện Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh tại Gia Lai, mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel sẽ tiết kiệm được nước tưới từ 30% đến 50%, giảm chi phí đầu tư phân bón từ 10% đến 12%; giảm chi phí nhân công từ 10% đến 15%, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong từng giai đoạn.
Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt. Điều ý nghĩa nhất của việc áp dụng hệ thống tưới công nghệ này là giữ cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và sản xuất cây trồng bền vững.
Qua mô hình được triển khai, cho thấy không chỉ có nông dân trồng cỏ mà mà mô hình còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác; mong rằng bà con nông dân thấy được hiệu quả kinh tế và ý nghĩa của mô hình để ứng dụng và nhân rộng, nhằm góp phần tăng thuy nhập nâng cao đời sống.
Có thể bạn quan tâm
Đa số doanh nghiệp cho biết, 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm ngoái, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn và lợi nhuận giảm, nguyên nhân chính là nhân lực yếu.
Năng suất diệp hạ châu đạt đến trên 3 tấn/ha. Qua phân tích của Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng (Sở KH-CN Lâm Đồng), hàm lượng dược chất có ích trong cây diệp hạ châu ở Cát Tiên cao hơn sản phẩm cùng loại ở những vùng khác từ 2-3 lần.
Nguyên nhân diện tích cao su trong những năm qua tăng là do điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cao su; đặc biệt là từ năm 2009- 2012, giá mủ cao su liên tục tăng, hiệu quả từ cây cao su đem lại rất lớn so với các cây trồng khác. Do đó, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây cao su.
Cụ thể, thay vì năm trước mỗi cặp bò giống chỉ 19-23 triệu đồng, nay tăng lên 26-31 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn tự nhiên của bò cũng khan hiếm, giá cây bắp tăng khiến chi phí chăn nuôi ngày càng đắt đỏ, trong khi đó giá bò thịt vẫn ổn định 170.000 - 180.000 đồng một kg. Nếu tình trạng này kéo dài, người nuôi bò sẽ gặp nhiều khó khăn vì trung bình mỗi cặp bò nuôi 15 đến 20 tháng, trừ chi phí con giống, công cắt cỏ, chăm sóc, thức ăn, người nuôi sẽ không còn lãi cao.
Đây là mô hình nuôi cá trong ao đất lần đầu tiên được triển khai áp dụng thực hiện thí điểm, nhằm từng bước đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và phát triển các mô hình nuôi các loài thủy sản mới phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương.