Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)

Thực hiện mô hình trồng cỏ nuôi bò ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt lần đầu tiên tại thị xã Ayun Pa (Gia Lai)
Publish date: Thursday. September 3rd, 2015

Được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần Công nghệ tưới Khang Thịnh-Đại diện Văn phòng tại tỉnh Gia Lai, qua thời gian: Tiến hành khảo sát phân tích tình hình, thẩm vấn nông dân, xác định mục đích, mục tiêu, ngày 26-8-2015 mô hình trồng cỏ ứng dụng phương pháp tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel lần đầu tiên đã được triển khai tại thị xã Ayun Pa.

Qua quá trình khảo sát, thị xã Ayun Pa đã thống nhất chọn hộ bà Ksor H’Soa, tổ dân phố 9 phường, Sông Bờ, để triển khai mô hình.

Diện tích tham gia triển khai mô hình trồng cỏ nuôi bò của hộ bà Ksor H’Soa hiện có trên 2.000 mét vuông; gia đình chủ động được nguồn nước tưới; được hỗ trợ 20% chi phí vật tư và lắp ráp hệ thống tưới; được hướng dẫn thường xuyên về kỹ thuật canh tác.

Nước trước khi dẫn đến cây cỏ đã trồng được đi qua một hệ thống trung tâm gồm: đồng hồ áp lực đo áp suất lưu lượng nước, hệ thống lọc nước, van xả khí, van hồi nước và bộ châm phân.

Vì vậy hệ thống trung tâm kiểm soát được lượng nước thoát ra trong thời gian nhất định, đủ cung cấp nước cho nhu cầu cây trồng, hạn chế lượng nước thất thoát không hiệu quả. Cây trồng được cung cấp nguồn nước tưới sạch thông qua hệ thống lọc nước và van hồi nước. Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn.

Theo ông Tống Đình Hiếu-Trưởng phòng đại diện Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh tại Gia Lai, mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel sẽ tiết kiệm được nước tưới từ 30% đến 50%, giảm chi phí đầu tư phân bón từ 10% đến 12%; giảm chi phí nhân công từ 10% đến 15%, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong từng giai đoạn.

Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt. Điều ý nghĩa nhất của việc áp dụng hệ thống tưới công nghệ này là giữ cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và sản xuất cây trồng bền vững.

Qua mô hình được triển khai, cho thấy không chỉ có nông dân trồng cỏ mà mà mô hình còn áp dụng được với các loại cây trồng cạn khác; mong rằng bà con nông dân thấy được hiệu quả kinh tế và ý nghĩa của mô hình để ứng dụng và nhân rộng, nhằm góp phần tăng thuy nhập nâng cao đời sống.


Related news

Vải thiều VietGAP lên ngôi Vải thiều VietGAP lên ngôi

Những năm qua, việc mở rộng diện tích sản xuất vải thiều sạch an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng được các cấp, các ngành và người dân trồng vải ở Lục Ngạn quan tâm thực hiện.

Thursday. December 24th, 2015
Nuôi lợn, cả xã làm giàu Nuôi lợn, cả xã làm giàu

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

Thursday. December 24th, 2015
Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh Nghề ương nghêu giống phát triển mạnh

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

Thursday. December 24th, 2015
Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao Trồng ngô cho hiệu quả kinh tế cao

Khi đặt chân đến thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn ( Lục Yên – Yên Bái), đưa mắt lên những quả đồi chúng tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của ngô.

Thursday. December 24th, 2015
Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp Về thủ phủ hồ tiêu Chư Sê gặp đại gia nông nghiệp

Sở hữu 9 ha cà phê, 3 ha tiêu, 1.300 cây cao su cùng 2 ao cá, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng, ông Nguyễn Năng Châu ở làng Bông, thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nổi tiếng trong vùng là một đại gia nông nghiệp.

Wednesday. December 23rd, 2015