Cách Làm Cho Cây Bưởi Cho Thu Hoạch Quả Vào Đúng Tết

Hỏi: Vườn nhà tôi trồng được 3 cây bưởi trưng có quả to (nặng 6 – 7kg), vỏ mầu xanh vàng rất đẹp. Loại bưởi này chủ yếu dùng để trưng trên bàn thờ cúng tổ tiên vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, vì thế có giá bán rất cao. Thế nhưng có những năm cây lại không cho thu hoạch vào dịp Tết nên giá bán thấp hoặc không bán được. Xin cho biết có cách nào làm cho cây cho thu hoạch quả vào đúng Tết?
Nguyễn Văn Thành, Bắc Giang
![]() |
![]() |
Đáp
: Đúng như bạn nói bưởi trưng tuy ăn không ngon nhưng quả rất to và mẫu mã đẹp nên chủ yếu để bày trên bàn thờ cúng tổ tiên vào các dịp lễ, tết. Bưởi bán vào dịp Tết thì giá mới cao, nếu lệch Tết thì giá rất thấp hoặc không bán được. Vì thế phải tìm cách xử lý cho cây bưởi ra hoa theo ý muốn để có quả thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.
Chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm xử lý để cây bưởi trưng ra quả đúng dịp Tết để bạn tham khảo và áp dụng thử.
Vào đầu tháng 4 âm lịch (tức cuối mùa khô) bón cho mỗi gốc (4 – 5 năm tuổi) khoảng 1 – 1,5kg phân NPK 20:20:15 sau đó tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khi bón phân, tưới nước 3 ngày thì phun thuốc kích thích ra hoa cây ăn quả (loại dùng cho cam quýt). Đến đầu tháng 5 âm lịch, cây sẽ ra chồi non và hoa đồng loạt. Nếu vào đầu tháng 4 âm đã có mưa thì trước khi bón phân phải xiết nước khoảng nửa tháng.
Năm nào mùa mưa đến sớm (vào đầu tháng 3 âm) thì sau khoảng 1 tháng cây cũng sẽ ra hoa. Gặp trường hợp này phải vặt bỏ hết hoa, rồi mới được xử lý như trên. Khi quả lớn cỡ nắm tay thì bón phân nuôi quả lần thứ nhất, với lượng 1 – 1,5kg NPK 20:20:15 cho một gốc. Khi quả có đường kính khoảng 15 phân thì bón nuôi quả lần 2, với loại phân và lượng bón như ở lần 1. Đến đầu tháng 10 âm, dùng 2/3 phân DAP trộn đều với 1/3 phân kali, rồi bón cho mỗi gốc khoảng 0,5kg hỗn hợp này. Khi cây ra chồi non, lá non phải chú ý quan sát vườn thường xuyên để phát hiện và diệt trừ kịp thời một số loại sâu hại như sâu xanh ăn lá, sâu vẽ bùa, rệp sáp...
Có thể bạn quan tâm

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

Tết năm nay trên quê hương Năm Căn (Cà Mau) sẽ có nhiều đổi mới. Dọc theo những con đường bê-tông về các xã, đi vào từng ấp, hai bên đường cây ăn trái được trồng xen canh. Đây là chủ trương của huyện vận động Nhân dân tận dụng đất trống vườn nhà trồng rau màu, cây ăn trái. Phía sau những vườn cây, rau màu là những đầm tôm, rừng đước mênh mông.

Âu thuyền Thọ Quang những ngày cuối năm nhộn nhịp hẳn lên. Trên các cầu cảng, ngư dân khẩn trương vá lưới, buộc chì, buộc phao. Dưới tàu, các máy trưởng kiểm tra lại máy móc, các thiết bị liên lạc, máy dò cá… chuẩn bị sẵn sàng trước giờ vươn khơi. Trên các cầu cảng, nhiều xe chở dầu, lương thực, thực phẩm, nước uống đậu kín chờ bốc xuống tàu.

Trong 2 năm 2013-2014, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện thành công dự án “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên trong lồng bè trên thủy vực lớn” cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra một hướng mới cho việc bảo tồn, phát triển các loài thủy sản bản địa có giá trị, đồng thời khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa.