Thu Tiền Tỷ Với Nghề Làm Cây Cảnh

Ông Trương Hữu Bửu (63 tuổi, ở thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có cơ ngơi trên cả tỷ đồng nhờ nghề làm cây cảnh.
Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Bửu làm ở HTX Nông nghiệp địa phương. Đời sống khó khăn, ông bàn với vợ đi học nghề làm cây cảnh. Năm 2000, ông rời HTX để vừa làm vừa học nghề cây cảnh.
Thời điểm đó, người dân làng Hòa Khương chỉ quen với đất ruộng, canh tác lúa và hoa màu, thi thoảng trồng thêm ít hoa bán, chuyện cây cảnh còn xa lạ. Vậy mà ông đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng đầu tư khoảnh đất sau nhà thành nơi trồng hoa, cây cảnh.
Ông Bửu chia sẻ: “Phải có cái tâm với nghề, phải xem cây như những đứa con non nớt, cần được chăm bẵm, quan tâm săn sóc thì mới mong làm được nghề này”. Giờ đây, vườn nhà ông có đủ các loại cây, có cây vài trăm ngàn đồng, có cây tới 100 triệu đồng.
Cả vườn cây cảnh nhà ông trị giá 3-4 tỷ đồng. Ông Bửu nhận thi công sân vườn, cây cảnh cho nhiều công trình lớn, có công trình trên cả tỷ đồng, từ các tỉnh thành Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Theo ông Bửu, kiên trì là đức tính đầu tiên của người làm cây cảnh, không thể ăn đong, nóng vội, sáng buôn chiều bán mà làm được nghề này. Từ lúc lặn lội đi tìm cây con ở các nơi, nhìn thân đoán rễ, lựa cây, đào cây hay mua cây, tới lúc bứng rễ, xóc phân, đảo chậu, uốn cành, tỉa ngọn, tạo dáng... mỗi công đoạn đều cần tỉ mỉ từng chút một. Nghề này không giống những nghề khác, nắng mưa vẫn phải lo, có lúc phải làm cả ngày đêm.
Để uốn một cái cây có khi phải tỉ mẩn nhiều ngày trời. “Nghề này thật lắm công phu. Từ khi cây còn bé, đến khi tạo hình, rồi hoàn thành tác phẩm thực sự ưng ý có khi mất đến cả chục năm” – ông Bửu cho biết.
Ông Bửu vừa chỉ vào một cây lớn nhất trong vườn nói: “Đây là cây sanh, tôi chăm trên 10 năm rồi mà vẫn chưa ưng ý”. Ông Bửu nói, mỗi một nhát cắt tỉa, người làm nghề phải tính toán rất kỹ bởi nếu cắt sai một đường kéo, có khi phải nuôi lại cây đến 1-2 năm sau.
Nghề chăm cây cảnh của ông đã tạo việc làm cho 5 - 6 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, thu nhập hàng tháng từ 5-6 triệu đồng/người. Không chỉ vậy, ông còn đào tạo nghề và hỗ trợ vốn giúp nhiều lao động học nghề cây cảnh và họ đều đã thoát nghèo.
Ngoài hơn 5.000m2 đất trồng đủ các loại cây, hoa tại nhà, năm vừa rồi ông Bửu thuê thêm 5.000m2 xóm bên để trồng cây.
Mỗi năm, với 4 vườn cây lớn, ông có doanh thu trên 1 tỷ đồng, lãi không dưới 300-400 triệu đồng.
Related news

Vịt thích hợp với nhiều phương thức nuôi khác nhau, có thể nuôi trên khô không cần nước bơi lội (nhốt trong chuồng, nuôi trên vườn cây), nuôi nhốt kết hợp với nuôi cá (cá - vịt) hoặc nuôi thả đồng có khoanh vùng kiểm soát. Là giống vịt chuyên trứng có năng suất cao nhất so với các giống vịt hiện có của Việt Nam.

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.