Thu Tiền Tỷ Từ Thanh Long Ruột Đỏ
Những ngày qua, tuy thương lái từ Bình Thuận tấp nập đến tranh nhau mua trái thanh long ruột đỏ với giá ngất ngưởng từ 70-80 ngàn đồng/kg, nhưng người trồng thanh long ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vẫn không có hàng để bán. Nhiều nhà vườn ở đây tính toán, nếu trái thanh long giữ được mức giá như hiện nay, chỉ với 1 hécta, nông dân có thể thu nhập trên 2 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tiến, ngụ tại ấp 3, xã Xuân Hưng có gần 1,5 hécta diện tích thanh long 5 năm tuổi, trong đó có trên 1 ngàn trụ thanh long ruột đỏ và trên 500 trụ thanh long ruột trắng. Đợt thu hoạch thanh long giống ruột đỏ trái vụ vừa rồi, gia đình ông chỉ xử lý cho ra hoa 400 trụ, thu hoạch được 2,5 tấn trái, nhưng nhờ bán được giá cao (bình quân 70 ngàn đồng/kg), ông thu được 180 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông có lãi hơn 150 triệu đồng. Nối tiếp niềm vui, hiện 500 trụ thanh long trong vườn đã được ông Tiến xử lý để bán đúng vào dịp tết dương lịch sắp đến.
Theo nhiều nông dân, một năm cây thanh long có thể xử lý cho ra được 9 đợt trái, với năng suất bình quân cả 9 đợt đạt 50 tấn/hécta, và chỉ tính giá thấp nhất trong mùa thuận là 20 ngàn đồng/kg, người trồng thanh long vẫn có thu nhập 1 tỷ đồng/hécta.
Ông Nguyễn Quốc Anh (ấp 2 A xã Xuân Hưng), người sở hữu 1 hécta thanh long ruột đỏ cũng đang tập trung xử lý cho ra trái toàn bộ 800 trụ để bán vào đúng dịp tết cổ truyền của dân tộc với suy nghĩ dịp này trái thanh long sẽ hút hàng và bán được giá cao hơn. Chỉ tính trong năm 2013, trên địa bàn xã Xuân Hưng đã phát triển mới được trên 30 hécta cây thanh long, nâng diện tích cây thanh long toàn xã lên trên 100 hécta, riêng thanh long ruột đỏ có chừng 20 hécta. Đây là loại cây trồng đã giúp nông dân xã Xuân Hưng nhanh chóng làm giàu trong những năm gần đây.
Nhiều hộ dân khá lên nhờ loại cây trồng này, đã thúc đẩy phong trào trồng thanh long ở đây phát triển rộng khắp. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý, nông dân cần tính toán đầu ra cho sản phẩm, tránh cung vượt cầu và tiếp diễn “điệp khúc chặt - trồng”.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 03/4/2013, tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh, Bộ trưởng Bộ Công Thương-Vũ Huy Hoàng đề nghị lãnh đạo tỉnh Long An tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn cho người trồng thanh long sử dụng bóng đèn Compact chống ẩm trên cây thanh long nhằm ứng phó với tình hình thiếu điện trầm trọng hiện nay.
Chỉ chọn nuôi ong ta, lấy chất lượng mật ong làm trọng và chủ động trong việc xây dựng và hình thành thương hiệu của riêng hội mình, “Hiệp hội nuôi ong ta” của các CCB xã Thái Hòa (Hàm Yên) khiến cho nhiều người trẻ giật mình trong cách làm ăn..
Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.
“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.