Trang chủ / Cây ăn trái / Dừa

Thụ Phấn Cho Cây Dừa Sáp

Thụ Phấn Cho Cây Dừa Sáp
Ngày đăng: 15/05/2012

Dừa sáp (hay dừa đặc ruột) khi bổ đôi quả dừa bên trong lớp cơm dừa đặc quánh giống như sáp, có độ dầu cao, mùi hương đặc trưng. Trong điều kiện trồng chung với loại dừa không đặc ruột, tỷ lệ đặc ruột chỉ chiếm 20% - 25% trong một quầy dừa. Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) kết hợp với Sở Khoa học Công nghệ Trà Vinh đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa.

Kỹ sư Ngô Thanh Trung chịu trách nhiệm thụ phấn cây dừa sáp cho biết: Chương trình đi thụ phấn bắt đầu ngày 26/6/2007 cho đến nay, số dừa sáp được thụ phấn tại xã Hoà An (Cầu Kè, Trà Vinh) chia làm ba loại: loại thụ phấn đủ 4 bông - loại thụ phấn 3 bông – loại thụ phấn 2 bông. Trước hết, phải điều tra cây dừa sáp, đánh dấu từng cây, phân loại cây, tuổi cây. Công việc thụ phấn chỉ áp dụng vào buổi sáng. Cây dừa sáp thụ phấn chéo hoàn toàn, nên chuyên viên lấy phấn đực trên mo dừa đã bung. Phấn đực lấy xuống cà cho bể nát, đem phơi riêng từng bông trong thùng kín, không cho phấn lạ xâm nhập, có nhiệt kế để đo sức nóng từ 37-40o, phấn khô chuyển sang màu mỡ gà, dùng rây mịn để lấy phấn. Trích một ít để thí nghiệm, phấn mạnh giữ lại để phun, những phấn đực yếu bỏ nguyên bông.

Phấn mạnh trộn chung với dung dịch bột tan để xịt trên hoa cái mới nở, thời gian 6 – 8 ngày. Hoa cái thụ tinh thì đít sau của trái dừa sáp đậu, chuyển qua màu nâu. Thời gian sau 10 – 11 tháng buồng dừa sáp đem lại kết quả. Theo ông Lê Văn Bé, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Trà Vinh thì cây dừa sáp phần nhiều trồng ở xã Hoà Tân, Hoà An và Thị Trấn Cầu Kè có tổng số 7874 cây trong đó có 1087 cây cho trái trên tổng diện tích 39 ha.

Việc đem khoa học thụ phấn trợ lực cây dừa sáp giúp bà con hướng đến tương lai tươi sáng cho việc thu nhập dừa. Được biết, hiện nay huyện Cầu Kè chuẩn bị thành lập CLB dừa sáp nhằm tiếp thị quảng bá giống dừa quý hiếm này.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh Thối Đọt-Mối Nguy Hiểm Cho Các Vườn Dừa Bệnh Thối Đọt-Mối Nguy Hiểm Cho Các Vườn Dừa

Hiện nay, bệnh thối đọt dừa đã có xuất hiện trên một số vườn, đây là bệnh khá nguy hiểm vì nếu không phòng trị kịp thời sẽ làm chết cây.

15/03/2012
Khống Chế Được Dịch Bọ Cánh Cứng Phá Hại Dừa Khống Chế Được Dịch Bọ Cánh Cứng Phá Hại Dừa

Ong ký sinh là thiên địch của bọ cánh cứng, được nhập về từ quần đảo Samo (Philippines), nơi đã thành công trong việc sử dụng ong ký sinh để diệt bọ cánh cứng phá hại dừa. Tháng 8/2003 các nhà khoa học Trường Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh

16/07/2012
Lưu Ý Khi Trồng Dừa Xiêm Lưu Ý Khi Trồng Dừa Xiêm

Trước kia dừa xiêm được xem là cây trồng phụ, chỉ trồng xen trong những vườn dừa ta hoặc cây ăn trái để làm nước giải khát khi khách đến nhà. Tuy nhiên , ngày nay dừa xiêm lại trở thành cây có giá trị kinh tế cao mà lại ít vốn đầu tư, mau cho trái, và đặc biệt là ít tốn công chăm sóc, bón phân, phun thuốc như những cây ăn trái khác

17/02/2011
Sâu Bệnh Hại Dừa Sâu Bệnh Hại Dừa

Sự phá hại của sâu, bệnh và động vật là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất dừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như ở các nước trồng dừa trên thế giới

17/02/2011
Trồng Dừa Xiêm Hiệu Quả Trồng Dừa Xiêm Hiệu Quả

Tổng kết kết quả từ các đề tài nghiên cứu khoa học và các mô hình trình diễn ở nhiều địa phương Nam bộ, Chi cục BVTV tỉnh Bến Tre đã đưa ra khuyến cáo bà con nông dân một số lưu ý sau đây nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi trồng dừa xiêm

13/01/2011