Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ làm lúa và chăn nuôi

Ông Lê Đinh Ba chia sẻ: “Trước đây hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, vợ chồng cưới nhau với đôi bàn tay trắng, lao động cực nhọc nhưng vẫn không phát triển. Sau khi tham gia hội viên Hội Nông dân xã, được tiếp cận và áp dụng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình nên việc sản xuất đạt hiệu quả hơn”.
Trước tiên, bản thân ông Lê Đinh Ba cố gắng lao động và vận động các thành viên trong gia đình phải “mần” mới có ăn. Nguồn tích lũy từ làm ruộng và chăn nuôi được gia đình sử dụng vào việc mua thêm đất ruộng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ông Ba mua 1 chiếc máy cày để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho gia đình và làm thuê cho bà con ở tại địa phương. Với tinh thần vượt khó, đến nay cuộc sống gia đình ông Lê Đinh Ba khá ổn định với 8ha đất ruộng sản xuất lúa, 2 chiếc máy cày, 2 máy gặt đập liên hợp... thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dù khá bận bịu với công việc gia đình nhưng ông Lê Đinh Ba thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt của chi, tổ Hội Nông dân, tích cực tìm hiểu ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Từ đó, ông Lê Đinh Ba quyết định chuyển 1ha đất làm lúa sang trồng cỏ nuôi bò sinh sản. Hiện tại, đàn bò của ông luôn duy trì trên dưới 30 con, số tiền bán ghé hàng năm từ 150 – 190 triệu đồng.
Nhờ kinh tế gia đình ổn định nên ông Lê Đinh Ba rất tích cực đóng góp, vận động các mạnh thường quân hỗ trợ mua xe cứu thương, xây cầu, cất nhà cho hộ nghèo... góp phần có hiệu quả đối với công tác an sinh xã hội tại địa phương. Với ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng, cá nhân ông Lê Đinh Ba được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Toàn tỉnh gieo cấy trên 8.718ha lúa đông xuân, chủ yếu là trà sớm và chính vụ (gần 6.000ha) đang bước vào giai đoạn đòng già, trỗ bông. Thời tiết nắng nóng, sáng sớm có sương nhẹ rải rác là điều kiện thuận lợi để một số bệnh hại trên lúa đông xuân phát sinh, gây hại.

Theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục đã có văn bản gửi Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội về việc cho phép nhập khẩu thịt bò không xương dưới 30 tháng tuổi từ Pháp vào Việt Nam, với điều kiện thịt nhập khẩu đạt các yêu cầu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sản xuất lúa nước giúp người dân giải phóng sức lao động, hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa, tăng hiệu quả kinh tế từ “bờ xôi ruộng mật”, góp phần đổi thay diện mạo nông thôn vùng lòng chảo.

Khai thác tiềm năng kinh tế nông – lâm nghiệp, trong đó phát triển chăn nuôi là thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Keo Lôm (huyện Điện Biên Đông) tích cực tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa bước đầu mang lại những tín hiệu khả quan trong công tác xóa đói giảm nghèo.
Với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, nên khi Đề án 1956 triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, nông dân chủ yếu chọn nghề nông bởi nhiều lẽ...