Thu Nhập Cao Nhờ Chăn Nuôi Lợn Khép Kín

Có thâm niên 7 năm trong nghề chăn nuôi lợn, anh Nghiêm Xuân Hùng ở thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là người đã thành công trong việc xây dựng được quy trình chăn nuôi lợn khép kín cho thu nhập ổn định.
Từng tốt nghiệp khoa Chăn nuôi thú y (Đại học Nông nghiệp I Hà Nội), năm 2007, anh Hùng mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi. Qua thực tế, thấy nuôi lợn hiệu quả hơn nên anh quyết định "dồn toàn lực" vào loài vật nuôi này. Theo đó, anh Hùng cũng xác định sẽ chăn nuôi lợn bán thịt. Trên diện tích 100m2 đất của gia đình, anh mở rộng chuồng trại, tăng số lượng đàn lợn lên 18 con.
Thấy chăn nuôi có lãi nên anh tiếp tục quay vòng vốn đầu tư mua thêm lợn giống chất lượng và tăng thêm số lượng đàn. "Đang ăn nên làm ra từ lợn, năm 2009 dịch bệnh bùng phát, do không chủ động trong khâu tiêm phòng, đàn lợn của gia đình tôi bị chết 58 con, thiệt hại gần 200 triệu đồng" - anh Hùng nhớ lại. Dạo đó, chán nản do mất của, anh Hùng gần như bỏ bê chuồng trại, không còn thiết tha với việc chăn nuôi nữa. Nhưng nhờ sự quan tâm, trợ giúp vốn của Hội Nông dân xã Thanh Xuân, anh có thêm động lực để tái đàn, chăn nuôi lại từ đầu.
Triển khai kế hoạch mới, anh chuyển 3.000m2 diện tích đất ruộng của gia đình sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn. "Nuôi lợn quan trọng nhất là vốn, tiếp đến là con giống, vì giống có tốt thì lợn mới sinh trưởng và phát triển nhanh được, sau đó là kỹ thuật. Nắm vững 3 yếu tố này, chăn nuôi chắc thắng" - anh Hùng chia sẻ kinh nghiệm.
Trang trại nuôi lợn theo quy trình khép kín của anh Nghiêm Xuân Hùng, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn.
Khi có thu nhập từ chăn nuôi lợn, anh Hùng nhận ra rằng, nếu xây dựng được quy trình chăn nuôi khép kín (nghĩa là chủ động từ con giống, thức ăn đến bán thịt thành phẩm) thì người chăn nuôi sẽ dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh và hạn chế rủi ro.
Vậy là, với số vốn thu được từ chăn nuôi, anh gom góp mở công ty chuyên phân phối các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho khu vực phía Bắc, có trụ sở đóng tại TP Hải Dương. Đồng thời, nuôi thêm cả lợn nái để lấy con giống và xây dựng lò mổ thịt ngay tại trang trại của gia đình.
Hiện với 4 ô chuồng, anh Hùng nuôi 200 con lợn, trong đó có 22 lợn nái,1 lợn đực, số còn lại là lợn thịt. Cứ 2 năm thu 5 lứa, xuất chuồng gần 20 tấn/năm, giá bán trung bình từ 60.000 - 70.000 đồng/kg lợn thịt. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh thu lãi từ 800 triệu - 1 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tờ Kinh doanh toàn cầu ngày 22.10 đưa tin Chính phủ Philippines sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để xác định nhu cầu cấp thiết về nhập khẩu gạo bổ sung trong bối cảnh mùa màng thất bát nặng nề do bão Koppu gây ra...

Trong khi lãnh đạo Cục dự trữ nhà nước Nam Trung bộ (trụ sở tại Khánh Hòa) khẳng định việc bán lúa vừa rồi là đúng luật, đúng quy trình thì nhiều người không mua được lúa cho biết sẽ khiếu nại đến cùng để chấm dứt tình trạng không minh bạch trong việc mua bán lúa dự trữ nhà nước…

Một đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở tỉnh Thái Bình, trong câu chuyện về xây dựng nông thôn mới, ông lo lắng: Ở quê bây giờ cái gì cũng đủ: Điện, đường, trường, trạm, internet, quán gội đầu... Chỉ thiếu người!

Thoạt nghe, chúng tôi cứ ngỡ, cái tên gọi Vườn lan Huyền Thoại như một hình ảnh so sánh với các câu chuyện trong truyện cổ tích. Chỉ khi đến nơi, chúng tôi mới được biết, đó là tên mà chị Lê Thị Thanh Huyền đặt cho vườn lan của mình.

Alaska (Mỹ) nổi tiếng là vùng đất sinh sôi toàn các loại rau củ quả khổng lồ. Bắp cải nặng tới 63 kg, dưa lưới 30 kg hay bông cải xanh 15 kg… không còn là điều gây ngạc nhiên với nông dân Alaska.