Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Năm 2014 Ở Cà Mau
Sở NN&PTNT Cà Mau vừa ban hành hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thủy sản năm 2014 nhằm hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất cho người nuôi.
Trong đó, đáng lưu ý là nuôi thâm canh, bán thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng nằm trong vùng quy hoạch, ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nông dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ tôm sú trong năm. Tuy nhiên, đối với những vùng nuôi có điều kiện thích hợp có thể thả nuôi 2 vụ nhưng phải đảm bảo thời gian phơi đáy ao giữa 2 vụ nuôi ít nhất 45 ngày. Theo đó, thời gian thả giống bắt đầu từ ngày 15/1 đến 15/6 dương lịch.
Riêng tôm thẻ chân trắng thì thả nuôi 2 vụ trong năm. Vụ 1 thả giống từ ngày 1/2 đến ngày 31/5, vụ 2 từ ngày 1/7 đến ngày 30/9. Ngoài thả giống theo lịch thời vụ nói trên, thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm hoặc nuôi luân canh một số đối tượng khác để cải thiện chất lượng cải tạo ao, đầm.
Ngành nông nghiệp còn khuyến cáo người nuôi hạn chế thả giống vào tháng 2 và tháng 3 này; đặc biệt không nên thả giống nuôi ở những nơi có độ mặn thấp hơn 50/00 cũng như hạn chế thả giống vào thời điểm mưa kéo dài.
Có thể bạn quan tâm
Theo giới thiệu của Hội Nông dân xã Tiến Hưng (Đồng Xoài - Bình Phước), chúng tôi đến thăm mô hình nuôi cá rô đồng của ông Trương Văn Hải ở ấp 4 khi gia đình đang chuẩn bị thu hoạch. Ông Hải cho biết: Với diện tích 1.000m2, mỗi ngày gia đình thu khoảng 1 tạ cá rô đồng.
Cá vẩu là đối tượng nuôi giúp nhiều hộ gia đình ở vùng đầm phá không những nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình mà còn vươn lên làm giàu...
Nhờ phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng biển, năm 2015, toàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã sản xuất được gần 1.300 triệu con giống thủy sản các loại.
Sóc Trăng xác định, thủy sản (khai thác, nuôi trồng, dịch vụ) là ngành kinh tế mũi nhọn. Nhưng quanh đi quẩn lại đến nay chỉ mới có con tôm nước lợ khẳng định được vị thế này, còn những đối tượng nuôi khác của tỉnh hầu như chưa thể phát triển được.
Theo Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện có trên 300 ha tôm nuôi công nghiệp bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau, qua việc lấy mẫu xét nghiệm có 150 ha tôm nuôi bị thiệt hại do nhiễm vi rút.