Ngư Dân Nhơn Hải Xuống Giống Ốc Hương Thương Phẩm

Từ giữa tháng 2 âm lịch, ngư dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu xuống giống ốc hương thương phẩm nuôi tại khu vực bãi Bờ Lồi và bãi Dinh (đảo Hòn Khô lớn, xã Nhơn Hải).
Trong năm 2013, toàn xã Nhơn Hải có 33 hộ thành lập 6 tổ đầu tư hơn 500 triệu đồng thả nuôi trên 300 vạn con ốc hương thương phẩm trên diện tích mặt nước 1.200m2. Tuy nhiên, năm nay nguồn giống được ngư dân mua tại TP Nha Trang (Khánh Hòa ) khi về thả nuôi đã xảy ra dịch bệnh phát sinh ngay từ đầu và số lượng hao hụt trên 200 vạn con.
Hiện tại, ngư dân nuôi ốc hương ở địa phương đang tìm nguồn giống khác để tiếp tục thả nuôi. Về vấn đề dịch bệnh xảy ra, UBND xã Nhơn Hải đã báo cáo với Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn để có hướng phối hợp xử lý, giải quyết.
Có thể bạn quan tâm

Huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là địa phương có thế mạnh về kinh tế đồi rừng, tỷ lệ hoa vào các mùa khá đa dạng và phong phú, nơi đây có nhiều loại hoa, tập trung ở cả bốn mùa, nhất là vào mùa xuân và mùa thu.

Nuôi rắn hổ vện từ năm 2012 đến nay, anh Nguyễn Văn Lâm ở ấp 3, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã có những cải tiến trong các khâu chuồng trại... đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Là bộ đội xuất ngũ, khởi nghiệp với 4 công ruộng, trình độ học vấn chỉ dừng lại lớp 3, nhưng nhờ hăng hái thi đua lao động sản xuất, ông Trần Văn Sáu- tên thường gọi là Sáu Bành (ấp An Hội III, Tân An Hội - Mang Thít - Vĩnh Long) đã vươn lên làm giàu.

Đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã dự kiến quy hoạch 2 khu vực sản xuất trên địa bàn xã Hiệp Hưng và Hòa Mỹ để xây dựng cánh đồng lớn trồng mía trong năm 2016.

Sau khi được UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình liên kết, hỗ trợ và phát triển cây gấc cho nông dân trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1223/UBND-KTN ngày 25-4-2015.