Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống

Thu Hoạch Và Bảo Quản Lạc Giống
Ngày đăng: 30/08/2011

Để thu hoạch và bảo quản lạc giống tốt, đảm bảo được tỷ lệ nảy mầm cho vụ sau cần làm tốt các yêu cầu kỹ thuật sau:

1.Thu hoạch

Xác định thời điểm thu hoạch là một khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hạt giống. Nên chọn ngày nắng ráo, mặt ruộng khô để thu hoạch. Lạc giống nên thu hoạch khi kiểm tra thấy lá vàng, vỏ quả cứng, chắc, ít quả lép, 70-75% quả chín sinh lí (với dạng cây phân cành liên tục tỷ lệ này còn có thể thấp hơn). Gần đến ngày thu hoạch nên nhổ mẫu kiểm tra để xác định thời gian thu thích hợp nhất.

Sau khi nhổ, cây nên rải ra thành hàng để khử lẫn lần cuối. Bất cứ cây khác dạng nào và cây có quả bị bệnh nên loại bỏ, những quả rơi rụng không nên giữ làm giống.

2. Làm khô giống

Các giống lạc trồng phổ biến hiện nay hầu hết không có tỉnh ngủ tươi nên có thể nảy mầm ngay tại ruộng hoặc khi đã thu hoạch nhưng không làm khô kịp thời. Vì vậy cần làm khô quả lạc bằng cách: Phơi ngay tại ruộng nếu trời nắng to, ruộng khô ráo hoặc treo phơi dưới hiên. Cũng có thể vặt quả ra phơi dưới sân gạch hoặc phơi trong nia, mẹt tránh phơi trên sân bê tông nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Trong trường hợp thời tiết xấu, không có nắng nên hong khô vỏ và sử dụng máy sấy làm khô giống.

3. Phương pháp bảo quản lạc giống dạng quả

Tỷ lệ nảy mầm của giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình bảo quản. Nếu bảo quản bằng kho lạnh 12oC thì sau 12 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt 95,6%, màu sắc vỏ lụa ít bị biến đổi. Nếu bảo quản kín trong phòng thì sau 6 tháng tỷ lệ nảy mầm đạt 89,5%, sau 8 tháng đạt 76,1% nhưng nếu để từ 9-12 tháng thì tỷ lệ nảy mầm giảm mạnh còn trên dưới 50 %.

*Đóng gói và bảo quản

Lạc giống thật khô (khi hạt tách khỏi vỏ, lắc thấy long là được), sạch được đóng gói trong bao tải có túi nilon hoặc chum vại có lót lớp vôi dưới đáy và bịt chặt bằng nilon trên đầu chum. Cũng có thể cho lạc vào chum rồi phủ lên trên 1 ít lá xoan, sau đó buộc nilon. Trong quá trình bảo quản không được mở nilon đến tận khi chuẩn bị gieo vì hạt lạc rất dễ mất sức nảy mầm. Nhiệt độ bảo quản càng thấp thời gian bảo quản có thể kéo dài. Khi nhiệt độ

*Bóc vỏ quả

Chuẩn bị gieo thì tiến hành bóc vỏ quả. Bóc vỏ lạc tốt nhất nên làm bằng tay để tránh hư hại và vỡ hạt. Trong quá trình bóc thấy hạt nhiễm bệnh, hạt bị vỡ, hạt không đúng màu sắc của giống nên loại bỏ. Trước khi đem gieo hạt giống nên sử lí bằng thuốc trừ nấm và sâu thích hợp. Nên ngâm hạt giống 8-10 tiếng, đãi chua rồi chộn trấu đem ủ. Cần kiểm tra tỷ lệ nảy mầm trước khi gieo.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Ngoại Ép Tôm Nội Tôm Ngoại Ép Tôm Nội

Giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL hiện đang thấp hơn giá thành sản xuất, khiến người nuôi tôm trong khu vực bị thua lỗ nặng.

10/08/2012
Xuất Hiện Bệnh Hội Chứng Gan Tụy Ở Tôm Nuôi Xuất Hiện Bệnh Hội Chứng Gan Tụy Ở Tôm Nuôi

Bà Đặng Thị Thu Hoàn - Chi Cục phó Chi cục Thú y Hà Tĩnh cho biết: Tại vùng nuôi tôm cộng đồng Hạ Lầm thuộc xã Thạch Long (Thạch Hà) xuất hiện bệnh hội chứng gan tụy ở tôm.

27/07/2013
Nông Dân Bội Thu Rau Ngò Gai Nông Dân Bội Thu Rau Ngò Gai

Trong hàng chục loại rau đang được nông dân xã Phước Thạnh (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) chọn trồng để làm kinh tế, cây ngò gai đã và đang giúp cho nhiều hộ nông dân có cuộc sống ổn định, vươn lên làm giàu.

15/08/2012
Đầu Tư 29.000 M2 Nuôi Cá Nước Lạnh Tại Lạc Dương (Lâm Đồng) Đầu Tư 29.000 M2 Nuôi Cá Nước Lạnh Tại Lạc Dương (Lâm Đồng)

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp phép đầu tư nuôi cá nước lạnh cho Công ty TNHH Kim Sa Thổ, số 107, Tự Phước, phường 11, Đà Lạt.

31/05/2013
Cá Tra Việt Nam Được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Chất Lượng ASC Cá Tra Việt Nam Được Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Chất Lượng ASC

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện Việt Nam đã có 5 DN chế biến cá tra xuất khẩu có vùng nuôi cá tra được thẩm định theo tiêu chuẩn Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) quốc tế.

21/08/2012