Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu Hoạch Lúa Vụ Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Khốn Đốn Vì Mưa Dầm

Thu Hoạch Lúa Vụ Hè Thu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Khốn Đốn Vì Mưa Dầm
Ngày đăng: 25/06/2013

Lúa gặp mưa làm chất lượng giảm nên bị thương lái chê. Từ đó, đẩy nông dân vào cảnh khốn đốn vì không tiêu thụ được.

Mưa liên tục trong những ngày qua đã làm cho người nông dân trồng lúa ở ĐBSCL thêm lo lắng. Giá lúa đã xuống thấp nay phải đối mặt với lúa thu hoạch khó do bị đổ ngã, ngập trong nước. Còn khi đã thu hoạch xong nhưng chưa có người mua thì lại vất vả với việc phơi lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Những tưởng chỉ phải bán lúa với giá thấp sau khi thu hoạch xong, giờ đây hơn 2 ha lúa hè thu chuẩn bị thu hoạch của ông Trần Công Sơn ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang lại bị ngã rạp do mưa to và gió lớn trong những ngày qua. Nhìn cánh đồng lúa chín vàng oằn mình trong cơn mưa, anh Sơn không khỏi xót xa. Vậy là không chỉ cầm cự ở mức hòa vốn mà với chi phí thuê nhân công cắt lúa, ông Sơn cầm chắc phần lỗ trong vụ lúa năm nay.

Hiện tại, ở ĐBSCL, nhiều bà con nơi đây phải thuê nhân công thu hoạch lúa với giá từ 400.000 - 500.000 đồng/công, tăng gần 100.000 đồng/công so với thời điểm trời nắng trước đó. Tuy nhiên, đây chỉ là giá thỏa thuận cắt lúa. Còn nếu cộng thêm tiền thuê trâu kéo và máy suốt thì mỗi công người dân phải tốn thêm 200.000 đồng nữa. Tức là mỗi công lúa, người dân phải mất khoảng 700.000 đồng.

Theo anh Nguyễn Văn Tư, ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, mức giá này nếu so sánh với việc thuê cắt bằng máy thì đội lên gần gấp đôi. Việc giá tăng đã đành, nhưng để kiếm được người để thuê thu hoạch trong thời điểm thu hoạch này thì cũng không phải là dễ.

“Lúa bị mưa làm ngập úng đến nay khoảng chục ngày mà tôi gọi công nhân cắt không được. Nếu có gọi được thì người ta đòi giá cao. Năm nay coi như gia đình tôi không nói tới lời lãi gì hết” - anh Tư tâm sự.

Nhiều nông dân trồng lúa ở An Giang, Đồng Tháp cho biết, mưa dầm trong những ngày qua khiến việc thu hoạch bị ùn ứ do lúa đổ ngã, ẩm ướt. Ở tỉnh Đồng Tháp, đã có gần 30.000 ha lúa hè thu bị đổ ngã, nặng nhất là huyện Tháp Mười với khoảng 8.000 ha. Còn tại khu vực Bảy Núi tỉnh An Giang, người dân đang vất vả để tìm mọi cách thu hoạch lúa bị đổ ngã do mưa dầm kéo dài.

Lúa gặp mưa làm chất lượng giảm nên bị thương lái chê. Từ đó, đẩy nông dân vào cảnh khốn đốn vì không tiêu thụ được. Bà con nông dân ở miền Tây cho biết, từ lúa đứng, bông lúa đẹp và năng suất dự kiến đạt khá cao thì nay lúa bị đổ ngã hàng loạt. Chính vì vậy đã khiến chi phí thu hoạch tăng cao, cộng với lúa thất thoát nhiều, chất lượng giảm… đồng nghĩa với đó là giá bán giảm theo.

Anh Lê Hồng Khanh ở xã An Bình B, thị xã Hồng Ngự cho biết: “Hồi lúc thương lái đi xem thì lúa đứng, tới lúc cắt lúa sập thì bị chê là lúa dơ, đen. Lúc tôi lấy tiền cọc thì là 4.400 đồng. Tới lúc kêu tới cân thì thỏa thuận lại chỉ có 4.200 đồng. Ngoài ra, mỗi bao lại bị trừ bì là 5 kg”.

Hơn 1 tuần tiến hành thu mua tạm trữ lúa gạo tại ĐBSCL, giá lúa không có biến động theo chiều hướng có lợi cho người nông dân. Giờ đây, thời tiết bất lợi lại càng làm cho người nông dân thêm phần khốn đốn. Thêm một vụ lúa nữa mà người nông dân chưa “cười” được với sản phẩm của mình làm ra sau những tháng ngày vất vả. Còn đó những khó khăn khi ĐBSCL lại bắt đầu cho vụ thu đông sắp tới.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá Mô Hình Nuôi Cút Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Khá

Anh Phan Thanh Nhã, ấp 4, xã Trung An, TP. Mỹ Tho (Tiền Giang) bắt đầu việc nuôi cút từ năm 2001, lúc đầu gia đình anh nuôi khoảng 4.000 con cút giống, sau 3 tuần đàn cút bắt đầu đẻ trứng. Thời gian đầu cút thường xuyên bị chết do mắc một số bệnh thông thường. Thế nhưng anh không nản chí mà tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi cút khác, từ đó anh có biện pháp phòng ngừa bệnh kịp thời nên về sau đàn cút luôn khỏe mạnh và cho trứng khá đều.

06/04/2013
Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau Tôm Giống Ế Ẩm Đầu Ra Ở Cà Mau

Sau thời gian dịch bệnh tôm nuôi kéo dài, người nuôi tôm lẫn các trại giống đều mòn mỏi đợi chờ một kết cục sáng sủa hơn. Bởi, hiện các trại sản xuất giống trong tỉnh Cà Mau ế, không bán được, một số đứng trước nguy cơ đóng cửa.

08/04/2013
Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

08/04/2013
Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ” Người Chăn Nuôi Lợn: “Gồng Gánh Cõng Lỗ”

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

08/04/2013
Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng” Sò Huyết Ô Loan “Đổi Hình Thay Dạng”

Sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là đặc sản nổi tiếng vì thịt dai, ăn ngọt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người dân sống ven đầm đã đi thu mua sò huyết từ các nơi về bán cho du khách dưới thương hiệu sò huyết Ô Loan!

09/04/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.