Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu hoạch gừng

Thu hoạch gừng
Ngày đăng: 19/10/2015

Nhiều hộ dân trong xã Tân Sơn trồng gừng thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Cây gừng được đồng bào Dao, xã Tân Sơn đưa vào trồng từ trước những năm 1990, từ những hộ trồng đơn lẻ, thấy được giá trị kinh tế của cây gừng đem lại, bà con trong xã đã nhân rộng diện tích trồng gừng.

Năm nay, toàn xã đã phát triển được 70ha, tập trung chủ yếu ở thôn Nặm Dất, Bản Lù, Khuổi Đeng 1 và Khuổi Đeng 2.

Riêng thôn Nặm Dất trồng được gần 40ha.

Mặc dù trồng với diện tích lớn nhưng đầu ra thuận lợi nên người dân thu hoạch tới đâu đều bán hết tới đó.

Ngay tại khu vực trung tâm xã Tân Sơn, Doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê bao tiêu toàn bộ sản phẩm gừng của người dân trong xã.

Ngoài bán gừng tươi cho thị trường các tỉnh miền xuôi, năm nay, Doanh nghiệp còn đầu tư thêm cơ sở gừng sấy khô nên toàn bộ sản phẩm gừng của xã Tân Sơn và một số huyện trong tỉnh được Doanh nghiệp tiêu thụ.

Bà Trần Thị Bê, chủ doanh nghiệp cho biết: Từ đầu vụ đến nay, doanh nghiệp thu mua hơn 800 tấn gừng các loại.

Giá mua gừng năm nay thấp so với năm ngoái nhưng so với những năm trước thì vẫn đạt khá, dao động từ 11.000đ đến 14.000 đồng/kg.

Dự báo, giá thu mua gừng năm nay sẽ ổn định đến cuối năm nên người dân có thể yên tâm trong khâu tiêu thụ.

Năm nay, thời tiết cơ bản thuận lợi, cây gừng trên đất đồi dốc cho sản lượng khá.

Anh Bàn Duy Khánh ở thôn Nặm Dất là một trong những hộ trồng gừng nhiều nhất xã cho biết: Cũng như mọi năm, vụ gừng năm nay gia đình anh trồng hơn 2ha gừng, anh tận dụng trồng gừng trên đất đồi nương và đất ruộng.

Từ đầu vụ đến nay, gia đình anh đã thu được hơn 10 tấn củ.

Cây gừng đã giúp gia đình anh vươn lên làm giàu.

Cũng như gia đình anh Bàn Duy Khánh, anh Hoàng Kim Toàn, Bàn Văn Dương ở xóm Khuổi Hồng, thôn Nặm Dất cũng là những hộ giàu lên từ trồng gừng.

Mỗi hộ đều trồng trên dưới 1ha gừng.

Nhưng do đường sá đi lại rất khó khăn nên nhân dân xóm Khuổi Hồng mong muốn được Nhà nước đầu tư mở đường vào khu sản xuất để việc đi lại được thuận lợi.

Hiện nay, các gia đình trong thôn Khuổi Hồng và gia đình có đất trồng gừng trong thôn đều phải chuyên chở bằng ngựa nên mất nhiều thời gian, công sức.

Cây gừng đã là nguồn thu chủ yếu của người dân, từng bước giúp xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Nhiều hộ đã xây được nhà, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình nhờ trồng gừng.


Có thể bạn quan tâm

Đánh kẻng gọi lợn rừng Đánh kẻng gọi lợn rừng

Chiều sâm sẩm, tiếng kẻng sắt vang vọng khắp núi rừng Tam Đảo. Từ trên núi, từng đàn lợn rừng ước tính hàng trăm con lục tục kéo về một khu trang trại rộng gần chục ha.

03/10/2015
Tập huấn nuôi ngan Tập huấn nuôi ngan

Vừa qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi ngan cho 100 hộ nông dân ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa và xã Quảng Lợi, huyện Quảng Xương.

03/10/2015
Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP Hiệu quả mô hình chứng nhận GAP

Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang đã tổ chức tọa đàm “Hiệu quả các mô hình chứng nhận GAP” với hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân tham dự.

03/10/2015
Nguy cơ xóa sổ làng hoa đất Cảng Nguy cơ xóa sổ làng hoa đất Cảng

Làng Lũng (phường Đằng Hải, quận Hải An, Hải Phòng) vốn nổi tiếng khắp miền Bắc với nghề trồng hoa.

03/10/2015
Nuôi gia cầm hết ô nhiễm Nuôi gia cầm hết ô nhiễm

Từ khi tỉnh Bình Định triển khai dự án "Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp", các hộ chăn nuôi đã biết sử dụng chế phẩm sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, giải quyết được vấn đề môi trường.

03/10/2015