Thoát Nghèo Từ Nuôi Lợn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông nghèo, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và trông chờ vào cây lúa nước. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Nguyễn Văn Hải (xóm Đằm, xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình) luôn lung nấu trong đầu ý tưởng về phát triển kinh tế gia đình để làm sao thoát nghèo.
Với quyết tâm dám nghĩ, dám làm anh đã mạnh dạn đầu tư vào nuôi lợn thương phẩm. Ban đầu cầm trong tay số vốn ít ỏi mà bao năm gia đình tích góp được, anh nuôi với số lượng ít khoảng 10-12 con/lứa, lứa này kế tiếp lứa kia, trừ chi phí anh lãi được một số vốn kha khá. Lúc này anh bàn với vợ con dùng số tiền này để mua thêm lợn về nuôi.
Hiện nay trung bình mỗi lứa anh nuôi từ 30-40 con. Một năm anh nuôi đuợc 3 lứa lợn và thời gian nuôi từ 3-4 tháng là cho xuất chuồng. Anh Hải vui mừng nói: “một năm xuất chuồng được từ 4-5 tấn lợn hơi, trừ chi phí công cán gia đình tôi thu về khoảng 30 triệu/năm.” Biết đầu tư tính toán, học tập qua sách, báo, tài liệu và tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của xã.
Từ những kiến thức tiếp thu được, anh đã suy nghĩ chăn nuôi phải làm sao có lãi lên anh đã tận dụng tối đa chi phí trong chăn nuôi, anh đã tận dụng bã rượu, tận dụng nước “rác” của các nhà hàng, khánh sạn để làm thức ăn cho lợn. Ngày ngày 2 vợ chồng thay phiên nhau đi lấy rồi nấu thêm với cám cho lợn ăn. Lợn giống thì anh thường chọn những con thưa lông, mình dài, mông to… những con như vậy mới có “tướng lớn”.
Không phụ công người đàn lợn của anh cứ lớn nhanh, da dẻ hồng hào nên lợn của gia đình anh lúc nào cũng bán được giá rất cao. Không chỉ chăn nuôi mà anh còn mở thêm một cái quán nhỏ bán hàng tạp hóa để phục vụ bà con trong thôn, xóm và cũng là để tăng thu nhập thêm cho gia đình. Không bao lâu anh đã xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang cho vợ con, mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Tuy với quy mô nhỏ của anh Hải nhưng bằng nghị lực vượt khó của bản thân, anh Hải xứng đáng là tấm gương cho những nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Lập nghiệp bằng nghề nuôi lợn nâng cao thu nhập cho gia đình, gia đình anh được dánh giá là hộ sản xuất giỏi. Được nhiều người trong thôn xóm biết đến và học hỏi anh để thoát nghèo.
Related news

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim...

Gần một tháng nay, bệnh trên heo liên tục xảy ra ở nhiều địa phương như TP Tuy Hòa, các huyện Đông Hòa, Phú Hòa... tỉnh Phú Yên. Để “chống lại” bệnh, các hộ chăn nuôi vội bán chạy đàn, trong khi ngành chức năng gặp khó khăn trong quản lý.

Trước thực trạng dịch cúm gia cầm đã tái phát và xuất hiện tại năm tỉnh gồm Quảng Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Ninh Bình và Nam Định, Cục Thú y đã ban hành văn bản số 1286/TY-DT hướng dẫn sử dụng vắcxin phòng bệnh cúm gia cầm do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc thú y trung ương (Navetco) sản xuất.

Gần đây, nhiều hộ nuôi tôm chân trắng tại xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh - Khánh Hòa) đã xuất bán tôm sớm hơn dự định. Tôm chỉ mới được thả nuôi hơn 2 tháng, kích cỡ hơn 140 con/kg đã được xuất bán với giá 83.000 đồng/kg. Nguyên nhân là do người dân lo ngại thời tiết nắng nóng kéo dài, trong khi nguồn nước dẫn vào đìa nuôi tôm thiếu và bị ô nhiễm, tôm rất dễ bị dịch bệnh.

Từ đầu tháng 8-2012 đến nay, dịch bệnh heo tai xanh đã xuất hiện rải rác tại một số quận, huyện trên địa bàn TP Cần Thơ. Các ngành chức năng thành phố đã và đang áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, dập tắt và không để dịch heo tai xanh lây lan ra diện rộng...