Nhu Cầu Tôm Thẻ Chân Trắng Giống Đang Tăng

Theo ông Bùi Bá Sự, PGĐ Kinh doanh Cty TNHH Việt - Úc, khách hàng có nhu cầu mua tôm thẻ chân trắng (TTCT) giống của Cty, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam đang tăng cao.
Cụ thể, theo đơn đặt hàng chi nhánh Việt - Úc tại Bạc Liêu thiếu khoảng 300 triệu tôm thẻ chân trắng giống; 3 chi nhánh còn lại là Việt - Úc Ninh Thuận, Việt - Úc Bình Thuận, Việt - Úc Bình Định thiếu khoảng 200 triệu tôm giống.
Nguyên nhân do thời gian qua nhiều người nuôi thành công TTCT, tỷ lệ tôm chết giảm đi, giá bán tăng. Nhiều đơn hàng tôm giống đã được đặt trước hàng tháng. Để giải quyết vấn đề này, Cty liên tục nhập các lô tôm bố mẹ từ Hawaii, mỗi lô khoảng 2.100 cặp về để SX nhằm đáp ứng nhu cầu tôm giống của khách hàng. Tuy nhiên phải mất thời gian từ 1,5-2 tháng nhà cung cấp tôm bố mẹ mới có hàng. Năm nay nhu cầu TTCT giống tăng 20% so với năm 2013.
Có một thực tế là TTCT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu tôm của VN, ngày càng được mở rộng về diện tích, hình thức nuôi. Tuy nhiên, chất lượng con giống lại là điều đáng lo ngại nhất.
Ông Ngô Hùng Dũng, GĐ Cty Thủy sản Tân An cho biết: Mỗi vụ Cty cần khoảng 35 triệu TTCT giống. Tuy nhiên, nguồn giống hiện nay có rất nhiều điều đáng lo ngại. Nếu có được con giống tốt sẽ quyết định yếu tố thành công của vụ nuôi. Trong vụ nuôi tới bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp hệ thống ao nuôi, Cty sẽ chủ động nhập ấu trùng tôm từ một DN uy tín trong miền Nam về để ấp nở thành tôm giống ương nuôi.
Về chất lượng con giống, theo ông Bùi Bá Sự, nếu thiếu giống TTCT xảy ra sẽ dẫn đến một số hiện tượng như một số DN, trại không có nguồn tôm bố mẹ sẽ cho tôm đẻ quá thời gian và số lần quy định hoặc nhập trực tiếp Nauplius từ Trung Quốc về ấp nở sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống và năng suất của người nuôi.
Về lâu dài nước ta phải chủ động được nguồn tôm bố mẹ thật tốt để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng. Các địa phương cần phải chủ động và quản lý tốt chất lượng tôm giống.
Chủ tịch Hội Thủy sản Cà Mau Trần Văn Của cho biết: Do địa phương chưa SX được giống TTCT nên phải nhập từ nhiều nguồn khác nhau của các tỉnh bạn. Để đảm bảo có con giống chất lượng các đơn vị, tổ hợp tác nuôi TTCT thương phẩm hợp đồng với các DN, trại giống, đại lý cung cấp tôm giống có chất lượng. Tôm giống trước khi vào tỉnh đều được xét nghiệm bệnh và qua kiểm dịch để đảm bảo chất lượng trước khi thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ốc len hay còn gọi là linh hoa (tên khoa học Cerithidea obtusa) sống tự nhiên ở những khu rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển, là loại đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nuôi ốc len cho thu nhập không cao bằng một số loài thủy sản khác như tôm sú, cua biển, sò huyết... nhưng có ưu thế là phù hợp điều kiện của hộ nghèo, nhất là hộ đang nhận giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện nhỏ phát triển quá mức, mang tính tận diệt… làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên bị cạn kiệt. Trước thực trạng đó, nhiều tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ đã được xây dựng tại huyện Tuy An (Phú Yên) nhằm góp phần bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Dù bài học về vụ nuôi cá sấu khiến cho nhiều người nông dân ở Cà Mau và Bạc Liêu trắng tay cách đây chưa lâu, nhưng trước tình trạng người dân Đồng bằng sông Cửu Long ồ ạt nuôi trở lại khiến cho ngành chức năng lo lắng cảnh cũ lại tái diễn.

Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Hậu Giang đã thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha, đạt gần 35% kế hoạch. Trong đó, cá - ruộng 1.299ha, tôm càng xanh - ruộng 4,4ha, tập trung ở các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh.

Sáu tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL ước đạt 5.795 ha, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, quý I và II, ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do XK giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang (giảm 24,2%), Tiền Giang (giảm 26%), Bến Tre (giảm 23,9%).