Thoát Nghèo Từ Nghề Nuôi Ong
Ban đầu chỉ có dăm hội nuôi, sau 8 năm “cắm rễ” ở huyện nghèo Vũ Quang, nghề nuôi ong lấy mật đã thu hút 1.000 hộ nuôi với trên 4.000 đàn. Mỗi năm, các hộ thu về hơn 40 tấn mật và bán ra khoảng 1.000 đàn ong giống, thu hàng tỷ đồng...
Kéo nghề về cho người khuyết tật
Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Dũng- Chủ tịch Hội Người mù huyện Vũ Quang, người đã có công kéo nghề nuôi ong về với vùng quê nghèo này. Ông cho hay: Vũ Quang là một huyện miền núi, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là người khuyết tật. Năm 2004, Hội Người mù Vũ Quang ra đời và bắt tay kiếm việc làm cho các hội viên. Hội đã tổ chức các lớp học phát triển vườn rừng, trồng cây ăn quả, nuôi hươu lấy nhung, nuôi ong lấy mật...
Với địa bàn 75% diện tích là đồi rừng rất thuận lợi cho nghề nuôi ong, từ thực tế này, Hội triển khai nuôi thử nghiệm cho 7 hội viên trên 30 đàn ong mua giống của Công ty Ong Trung ương. Chỉ sau một thời gian ngắn, kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy, ong phát triển rất nhanh, trong khi đó vốn đầu tư ít, thu nhập cao so với các nghề khác.
Ông Dũng cho biết thêm: Từ thành công này, năm 2005, nhân Ngày Sáng tạo Việt Nam, Hội đã bảo vệ thành công Dự án Nhân rộng mô hình nuôi ong, bảo vệ môi trường sinh thái rừng, được Ngân hàng Thế giới và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam trao tặng giải thưởng 10.000USD. Từ đó, Hội có vốn và kiến thức đầu tư xây dựng và thành lập 3 câu lạc bộ nuôi ong, số đàn ong lên tới 230 đàn, có 30 thành viên là người khiếm thị.
Người mù tham gia nuôi ong được Hội hỗ trợ bằng tiền mặt 2,5 triệu đồng/hộ để mua giống, được hỗ trợ kỹ thuật. Không chỉ dừng lại ở đó, từ năm 2006 đến 2009, các thành viên câu lạc bộ nuôi ong trên địa bàn Vũ Quang đã phối hợp Trung tâm Phát triển cộng đồng Hà Tĩnh xây dựng thành công dự án nhân rộng mô hình nuôi ong được Đại sứ quán Lurgxembua và Sở KHCN tài trợ.
Nghề phụ, thu nhập chính
Ông Phạm Hữu Bình - Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang cho biết: Ngoài thế mạnh trồng rừng, ở Vũ Quang thời gian qua phát triển mạnh nghề nuôi ong và bước đầu giúp dân thoát nghèo. Hiện huyện đang khảo sát thực tế lập phương án liên kết tìm đầu ra cho người nuôi ong.
Mặc dù đến nay nghề nuôi ong ở Vũ Quang đang được xem là nghề tay trái, nghề phụ, tuy nhiên nhiều gia đình ở địa phương này thu nhập chính lại nhờ nuôi ong lấy mật và bán giống. Chị Đậu Thị Lê ở xóm 3, thị trấn Vũ Quang cho biết: Năm 2007, nhận thấy mô hình nuôi ong phù hợp với điều kiện gia đình và địa phương nên gia đình chị đã quyết tâm vay vốn mua giống gây đàn.
Ban đầu chị nuôi 5 đàn, thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên gặp không ít khó khăn, ong yếu và bị chết. Không nản chí, chị đã tìm hiểu và đi đến các hộ nuôi ong lớn tại các địa phương để học hỏi thêm. Đến nay ong nuôi của chị lên đến 14 đàn. Một năm, trung bình 14 đàn ong của chị cũng cho thu hoạch 120kg mật ong, tính ra mỗi tháng lợi nhuận từ 10-12 triệu đồng. Ngoài ra chị còn tách đàn nhân giống bán. Chồng mất sớm, một mình chị nuôi 2 con học đại học và trang trải cuộc sống hàng ngày nhờ nghề nuôi ong.
Còn đối với ông Nguyễn Tứ (82 tuổi) ở xóm 1 thị trấn Vũ Quang, tuổi già sức yếu không đủ sức làm ruộng nhưng nhờ nuôi ong không vất vả lại đầu tư ít nên ông vẫn tham gia nuôi 5 đàn ong trong vườn. Mỗi tháng ông thu về từ bán mật 500.000- 800.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm
Dâu Hạ Châu là một trong nhiều giống cây ăn trái đặc sản được nhà vườn Cần Thơ chọn lọc và nhân giống. Trước đây, Dâu Hạ Châu có tên là Dâu miền dưới, do giống dâu này có phẩm chất vượt trội (thơm, ngọt) hơn các giống dâu khác, vì vậy chúng được Cụ thân sinh của ông Lê Văn Bảy (Bảy Ngữ) chọn lọc, ươm trồng từ hạt vào những năm 1960.
“Giá urea có xu hướng tăng trong thời gian gần đây do ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng làm tăng cước phí vận chuyển và tâm lý mua hàng tích trữ để chuẩn bị vào vụ HT” - ông Nguyễn Hồng Vinh, Phó tổng giám đốc TCty PB và Hóa chất Dầu khí
Câu mực tầng đáy hiện được xem là nghề mới đem lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân khai thác hải sản ở các tỉnh ven biển ĐBSCL, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Mực ống thường sống ở độ sâu gần 100m nước, tập trung nhiều ở vùng nước sâu khoảng 30 - 50m. Một số loài mực khác lại sống ở các vùng biển khơi với độ sâu hơn 100m nước
Mấy năm gần đây, cụm từ “tổ đội đánh bắt” được bổ sung vào “từ điển” của ngành hải sản. Nó như “cú hích” cho ngành hải sản, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển trong thời khốn khó và đầy bất trắc. Những tổ đội này ban đầu được thành lập ở Đà Nẵng rồi nhân ra Quảng Nam, Quảng Ngãi… và đến nay nhiều địa phương miền Trung áp dụng như một điển hình trong hoạt động đánh bắt xa bờ.
Con giống sạch bệnh được người nuôi tôm trong tỉnh Cà Mau hướng đến, nhất là ở mô hình nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, người nuôi tôm còn chủ quan đối với con giống có thương hiệu sạch bệnh, đã qua kiểm dịch nên dịch bệnh vẫn xảy ra