Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.
Điển hình như mô hình nuôi ếch của hộ ông Nguyễn văn Đề, ấp số 7, xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long (Trà Vinh), ông là người đầu tiên ở địa phương thực hiện mô hình nuôi ếch công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đề cho biết, năm 2011 trong một chuyến đi thăm bạn bè, ông Đề thấy có mô hình nuôi ếch công nghiệp đạt hiệu quả, về nhà ông quyết định làm theo. Ông tận dụng khu vườn nhà với diện tích trên 42m2 để làm bể nylon nuôi trên 1.500 con ếch thịt, bể nuôi được thiết kế bao quanh bằng lưới mùng ở phía trên, và bạt nylon ở phía dưới (để chứa nước cho ếch trú ẩn).
Giống ếch hiện nay gia đình ông đang nuôi là ếch Thái Lan, có kích cỡ lớn từ 200 đến 400 gam/con. Lúc nhỏ ông nuôi với mật độ 100 con/m2, lúc lớn ông san ra, với mật độ khoảng 40 con/m2.
Ông cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp, cho ăn 1 ngày 3 lần. Theo ông, nếu có điều kiện cho ăn ban đêm thì ếch mau lớn hơn. Trong quá trình nuôi ông đã tuyển chọn ra một số con ếch khỏe làm con giống.
Cuối năm 2012, ông đã bán được trên 4 tấn ếch thương phẩm, với giá 35.000 đồng/kg, ông thu được hơn 140 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 40 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn bán được hơn 15.000 con ếch giống cho bà con xung quanh có nhu cầu nuôi, với giá 1.000 đồng/con, gia đình thu được hơn 15 triệu đồng. Hiện tại, gia đình ông còn hơn 1.000 con ếch thương phẩm đang chuẩn bị xuất bán và 300 con ếch giống.
Ông Đề cho biết: “Nuôi ếch này không khó, chỉ cần lưu ý một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh trướng hơi, phòng bệnh kịp thời bằng cách xử lý nước thường xuyên, không để nước quá bẩn”.
Với việc chuyển đổi vật nuôi đúng hướng, tin rằng đây sẽ là điều kiện để bà con nông dân tiếp tục nhân rộng mô hình, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc đã được cử đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX.

Ngày 3.9, hơn 200 điển hình tiên tiến từ các tỉnh thành trong cả nước đã tề tựu về “điểm hẹn” khách sạn La Thành (Hà Nội). Chưa kịp giũ sạch bụi đường xa, một số đại biểu vẫn vui vẻ chia sẻ với PV Dân Việt.

Với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở huyện miền núi huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) thì sâm cau được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tự hào: “Xã Anông chúng tôi đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2014. Đây là xã miền núi đạt chuẩn đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Nhờ NTM, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 69,69% năm 2010 xuống còn 39,34% hiện nay.

Dự báo thời tiết trong những ngày tới tại khu vực miền Trung sẽ là nắng ráo, thuận lợi cho nông dân thu hoạch vụ lúa hè thu đang mùa chín rộ.