Thoát Nghèo Bền Vững Nhờ Nghề Trồng Hoa Hồng

Những năm gần đây, gia đình anh Ngô Văn Bính ở bản Thanh Mai, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng hoa hồng, đem lại nguồn thu nhập cao, giúp gia đình có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Anh Bính cho biết, nhận thấy tiềm năng kinh tế của mô hình trồng hoa hồng, anh đã bàn bạc với gia đình và quyết định đưa cây hoa hồng lên trồng thử ở Điện Biên. Đến nay, sau gần 4 năm mạnh dạn chuyển đổi, hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Bính đang ngày càng được khẳng định rõ rệt.
Hoa hồng cho thu hoạch quanh năm, sau thời gian xuống giống khoảng 3 tháng là có hoa để thu hoạch. Đầu tư tiền giống ban đầu một lần, song người trồng có thể thu hoạch liên tục từ 6 đến 8 vụ.
Với hơn một sào đất trồng hoa hồng, trung bình một tuần, anh Bính cắt một lần từ 2000 đến 2.500 bông, với giá dao động 700-1000 đồng/bông, thu nhập hằng tháng không dưới 6 triệu đồng, sau khi trừ chi phí các loại cũng còn lãi khoảng 5 triệu đồng.
Riêng trong dịp 8-3 vừa qua, vợ chồng anh Bính đã thu được gần 10 triệu đồng từ tiền bán hoa hồng. Với hai lao động thường xuyên chăm sóc, từ năm 2010 đến nay, nguồn thu từ trồng hoa hồng của gia đình anh Bính ổn định khoảng 60 triệu đồng/năm.
Theo anh Bính, nghề trồng hoa hồng không đòi hỏi quá cao về yêu cầu kỹ thuật, song điều quan trọng nhất là người trồng hoa phải nắm bắt được diễn biến của thời tiết để chăm sóc hoa cho thích hợp; thường xuyên tỉa cành, bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho hoa. Đặc biệt, cần chủ động che chắn cho hoa, tránh để gió Lào làm táp bông, thâm cánh.
Với đất bạc màu, cần chú ý sử dụng phân chuồng, phân xanh và bùn ao phơi khô, đập nhỏ để cải tạo đất trước khi xuống giống.
Từ hiệu quả trong mô hình trồng hoa hồng của gia đình anh Bính, nhiều hộ gia đình ở xã làm theo. Xã Thanh Hưng đang dần trở thành “làng hoa vùng cao” nơi trực tiếp cung cấp hoa hồng nói riêng và các loại hoa tươi nói chung cho thị trường TP Điện Biên Phủ và các khu vực lân cận.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ngấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Hưng, mô hình trồng hoa hồng đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân vì cây hoa hồng tỏ ra khá thích hợp với đất đai, khí hậu ở Thanh Hưng.
Thời gian tới, xã sẽ chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên tổ chức tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng cho người nông dân nhằm giúp bà con phát triển cây hoa hồng theo hướng bền vững.
Related news

Ngành cá tra từng có giai đoạn phát triển mạnh đến khó tin, mỗi hecta có thể đạt cả chục tỷ đồng và đem lại hàng tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Thế nhưng thời “dễ nuôi, dễ ăn” đã nhanh chóng đi qua sau hàng loạt “đợt bão”: giá cá sụt giảm sâu, giá thức ăn tăng, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng…

Trong khi các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đang tìm mọi cách để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường từ chất thải của vật nuôi thì người dân xã Yên Hòa (Yên Mỹ - Hưng Yên) đã và đang áp dụng thành công mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học, giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch bệnh, mở ra hướng phát triển chăn nuôi bền vững.

Người dân huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã gây nuôi thành công cá lăng đuôi đỏ, một loại đặc sản của dòng sông Sêrêpôk, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.

Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã thử nghiệm thành công nhiều giải pháp diệt trừ tình trạng sùng trắng (ấu trùng của bọ hung) hoành hành phá hoại cây trồng, gây thiệt hại cho nhà vườn tại huyện Đạ Huoai trong nhiều năm qua.

Chọn dê đực giống dựa trên dòng giống, khả năng sinh trưởng và phát triển, ngoại hình, tính hăng và đặc biệt là khả năng phối giống thụ thai, phẩm chất đời con sinh ra tốt.