Thỏa thích ngắm sản vật địa phương
Hội chợ đã thu hút được 6 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) và 2 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng với hơn 200 gian hàng, trong đó có gần 70 gian hàng thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và khoảng 150 gian hàng của các doanh nghiệp về thương mại, du lịch và ẩm thực.
Văn nghệ chào mừng khai mạc hội chợ.
TS.Phan Huy Thông – Giám đốc TTKNQG cho biết: “Hội chợ lần này nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất, người tiêu dùng, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan khuyến nông, các doanh nghiệp trong và ngoài nước trực tiếp đến giao lưu, trao đổi thông tin và kinh nghiệm, sản xuất, quảng bá, mua bán sản phẩm hàng hóa, công nghệ phuc vụ sản xuất và đời sống”.
Ông Phan Huy Thông – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc Hội chợ.
Theo ông Thông, Lào Cai nói riêng và các tỉnh TDMNPB nằm trong hành lang kinh tế Vân Nam – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, do đó có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Cụ thể, các tỉnh TDMNPB rất có lợi thế để phát triển nông- lâm nghiệp với nhiều loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa đặc trưng, có chất lượng cao, nổi tiếng trên thị trường trong nước và thế giới như: Gạo Tám Điện Biên, Gạo Séng Cù (Lào Cai); chè Tân Cương (Thái Nguyên); vải thiều Lục Ngạn…
Bên cạnh đó TDMNPB cũng là vùng có nhiều loại sản phẩm thủ công nghệ truyền thống: rèn, mộc, dệt thổ cẩm...
có giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ rất đặc sắc.
Tuy nhiên, ông Thông cũng nhận định, mặc dù có nhiều tiềm năng và thế mạnh, nhưng Lào Cai nói riêng và các tỉnh TDMNPB nói chung cũng gặp phải không ít khó khăn về như thiên tai, địa hình dốc, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, trình độ thâm canh lạc hậu...
Các sản phẩm được trưng bày tại Hội chợ là những sản vật đặc trưng của các tỉnh TDMNPB.
Do đó, để khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của vùng, đồng thời khắc phục giải quyết những hạn chế thách thức, nhằm đưa kinh tế - xã hội của vùng TDMNPB phát triển nhanh, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa, cần kiên trì thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ:
Từ đầu tư cơ sở hạ tầng, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kĩ thuật để thay đổi tập quán và phương thức sản xuất lạc hậu, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản hàng hóa…
Khách tới Hội chợ vừa để tham quan, vừa mua về cho mình những mặt hàng ưng ý (bưởi Xuân Vân – Tuyên Quang được bán tại Hội chợ với giá 60 nghìn đồng/1 quả).
Mỗi gian hàng đều trưng bày những sản vật đặc trưng mà đậm phong cách riêng của từng địa phương.
Trong khuôn khổ hoạt động Hội chợ, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển sản xuất lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa” được tổ chức là cơ hội cho nông dân được trao đổi, tư vấn trực tiếp với các nhà quản lý, các chuyên gia về khoa học kỹ thuật, chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp…
Có thể bạn quan tâm
Trong khi hàng vạn nông dân trong cả nước vẫn đang lao đao với câu chuyện “được mùa rớt giá” khi vào vụ thu hoạch rộ, trái cây hái bán không kịp, giá rẻ như cho
Sau gần một tháng giá chanh ở mức thấp thì hiện nay giá tăng trở lại. Hiện chanh không hạt giá tăng lên 8.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg).
Đầu năm 2015, nhãn được “mở cửa” và xuất khẩu 25kg đầu tiên sang thị trường Mỹ với giá 60.000 đ/kg.
Đến nay, tổng diện tích cây có múi trên địa bàn 3 xã Tân Định, Lạc An và Hiếu Liêm (Bình Dương) khoảng 1.300 ha. Tổng giá trị sản xuất đối với cây ăn quả chính trên địa bàn huyện (bưởi, cam, quýt) ước đạt từ 137 - 192 tỷ đồng/năm
Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là huyện trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, diện tích vườn cây ăn trái trên 14.300 ha, trong đó diện tích trồng sầu riêng hơn 7000 ha.