Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thịt Nội Yếu Thế Về Giá

Thịt Nội Yếu Thế Về Giá
Ngày đăng: 11/12/2013

Hiện nay, thịt nhập khẩu về Việt Nam dù vẫn chịu thuế nhưng đã có lúc lấn át thịt trong nước về giá khiến doanh nghiệp, người chăn nuôi lo lắng. Sắp tới đây, khi thuế nhập khẩu thịt ngoại bằng 0, thị trường này sẽ là cuộc đọ sức nhiều cam go.

Các nước tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang gấp rút đàm phán để đi đến thống nhất chung. Theo lộ trình, khi hoàn tất đàm phán 12 nước tham gia cùng mở rộng thị trường. Nhiều ý kiến lo ngại nếu chuẩn bị không kịp, Việt Nam sẽ phải đối đầu với “làn sóng thịt ngoại” khi thuế suất bằng 0.

* Giá thịt ngoại quá rẻ

Trong khi giá thịt gà trong nước hiện ở mức trên 60 ngàn đồng/kg (thịt đùi, cánh), thì thịt gà nhập về chỉ xấp xỉ 20 ngàn đồng/kg. Trừ các chi phí, thịt gà ngoại đến tay người tiêu dùng chỉ bằng hơn một nửa giá thịt nội. Dù vẫn đang phải chịu thuế, nhưng so sánh về giá thì thịt nội đã yếu thế hơn hẳn. Do đó, các quán ăn bình dân, bếp ăn tập thể khi sử dụng sản phẩm thịt gà đã dần chuyển sang chọn thịt ngoại. Chị Lê Thị H., chủ quán cơm ở phường Bửu Long (TP. Biên Hòa), nói: “Khu vực này chủ yếu bán cơm cho sinh viên, nên trước tiên tôi cần nguồn thịt rẻ. Vì thế tôi chọn mua đùi, cánh gà nhập khẩu trong Siêu thị Metro, giá rẻ hơn thịt gà nội gần 30 ngàn đồng/kg”.

Dù đã đầu tư khép kín, chủ động từ con giống đến chăn nuôi, giết mổ nhưng Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh vẫn lo yếu thế khi thuế thịt nhập khẩu bằng 0.

Không chỉ thịt gà, gần đây thịt bò nhập khẩu về Việt Nam cũng có giá rẻ bất ngờ. Tại các siêu thị, thịt bò nhập khẩu về nhiều loại thấp hơn thịt bò nội từ 20-30 ngàn đồng/kg. Do đó, nhiều người tiêu dùng đã lựa chọn mặt hàng thịt bò ngoại để tiết kiệm chi tiêu. Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc Nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai, nhận định: “Nuôi bò lấy thịt không phải là lợi thế của Việt Nam, do đất đai hẹp nên không có những cánh đồng cỏ lớn để nuôi bò. Việt Nam chỉ nuôi ở nông hộ nên giá thành cao. Chúng ta đang thua về giá dù thịt ngoại vẫn đang chịu thuế”.

Cũng theo ông Phương, nếu đã không phải là vật nuôi lợi thế thì Chính phủ nên chọn các vật nuôi có ưu thế để hỗ trợ tăng sức cạnh tranh. Thực tế chỉ trong hơn 1 năm, đàn bò của cả nước đã giảm 1,5 triệu con, tương đương với khoảng 180 ngàn tấn thịt. Theo Cục Thú y, mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 ngàn con bò thịt từ các nước về giết mổ, tiêu thụ.

* Thách thức nhiều hơn

Nhắc đến việc thuế sản phẩm thịt sẽ về 0, đa số các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi của tỉnh đều ngao ngán. Bởi theo nhẩm tính của họ, từ con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trong nước đều cao hơn so với nước ngoài từ 10-20%, năng suất thấp, đẩy giá thành chăn nuôi của Việt Nam cao ngất ngưởng. Chưa kể, nhiều nước chỉ dùng ức gà còn cánh, đùi xếp vào nhóm hàng phụ phẩm bán rất rẻ.

Ông Dương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên chăn nuôi Bình Minh (huyện Trảng Bom), lo lắng: “Trước đây, công ty chọn nuôi gà tam hoàng, gà ta thả vườn để giảm bớt cạnh tranh với thịt nhập ngoại và các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn. Nhưng lợi thế này đang mất dần khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng đã mở rộng chăn nuôi sang gà tam hoàng, gà ta”. 

Ông Tuấn khẳng định, khi thuế các mặt hàng thịt nhập khẩu về 0, người chăn nuôi trong nước càng thêm khó khăn. Về lợi thế, đa số người tiêu dùng trong nước vẫn thích dùng thịt “nóng” hơn thịt đông lạnh. Ông Tuấn so sánh: “Trong tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng sẽ thắt chặt chi tiêu nếu 1 kg đùi, cánh gà nhập khẩu chỉ bằng một nửa gà “nóng” trong nước. Liệu mấy người còn tiếp tục giữ thói quen dùng thịt “nóng”?”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Khanh, Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Biên Hòa, cho biết hiện nay siêu thị vẫn bán 100% thịt nội. Trong năm tới, hệ thống siêu thị này vẫn chưa có kế hoạch sẽ nhập khẩu thịt ngoại về bán trong hệ thống siêu thị. Và siêu thị thường ưu tiên mua hàng ngay trên địa bàn.

Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tỏ ra lạc quan hơn:

“Năm 2015, khi thuế nhiều mặt hàng bằng 0 nông dân có lợi là thuốc thú y, giống, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu giảm 10% thuế. Người chăn nuôi nên đẩy năng suất tăng thêm và Chính phủ có thể xem xét thêm các rào cản kỹ thuật như Thái Lan, Nhật là buộc heo, gà nhập phải nguyên con thì thịt nội không lo mất hết thị trường”. Vì theo ông Công, nếu nhập khẩu heo, gà nguyên con, giá sẽ xấp xỉ bằng thịt trong nước.


Có thể bạn quan tâm

Chàng Trai Trẻ Thành Công Với Mô Hình Nuôi Rắn Ở Hòa Bình Chàng Trai Trẻ Thành Công Với Mô Hình Nuôi Rắn Ở Hòa Bình

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

02/02/2013
Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ Dù Giá Tăng, Người Chăn Nuôi Nói Vẫn Lỗ

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

05/07/2013
“Cầu Nối” Cho Người Nuôi Bò Sữa “Cầu Nối” Cho Người Nuôi Bò Sữa

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.

09/02/2013
Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững Để Thanh Long Phát Triển Bền Vững

Những năm gần đây, thanh long đang là cây hái ra tiền của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Mỗi năm, 1 ha thanh long cho lợi nhuận từ 200 - 400 triệu đồng, cao gấp 7, 8 lần so với trồng lúa.

05/07/2013
Đầm Nha Phu Đang Suy Kiệt Đầm Nha Phu Đang Suy Kiệt

Viện Hải dương học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa hoàn thành đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo vệ đa dạng sinh học đầm Nha Phu”, qua đó đánh giá nguồn lợi thủy sản đang suy kiệt nghiêm trọng.

15/08/2013