Thiết kế bể xi măng nuôi cá chình bông cho năng suất cao
Nuôi chình bông đạt năng suất cao không khó, nên giữ cho nước nuôi trong bể xi măng trong lành, tạo thêm oxy, cho ăn đầy đủ, cá chình tiêu thụ thức ăn không nhiều lắm nên tiết kiệm chi phí cho nhà nông.
Năng suất, lợi nhuận đem lại từ mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng khá cao. Ảnh minh họa
Theo kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An, Phú Yên) để chuẩn bị nuôi cá chình bông, đầu tiên cần làm tốt khâu chọn giống. Cỡ giống tốt nhất khoảng 100g/con, khỏe mạnh, đồng đều, màu sắc tươi sáng, không bị bệnh.
Giống mua về để ổn định nhiệt độ trong khoảng 15 phút, sau đó thả vào trong bể nhỏ bơm sẵn nước (30cm), sục khí mạnh; tắm nhanh qua nước muối (30‰) từ 3 đến 5 phút rồi thả vào nơi đầu nguồn nước với mật độ 5 con/m2. Để cá chình phát triển tốt, cần chọn địa điểm nuôi có nguồn nước sạch, vị trí yên tĩnh, thuận tiện trong giao thông, ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, có nguồn thức ăn dồi dào.
Bể nuôi có diện tích 60m2, chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá trong quá trình nuôi. Tường bên trong bể láng nhẵn. Đáy bể không tráng xi măng mà được phủ một lớp đất sét dày 5 đến 10cm với độ sâu từ 1,8m đến 2m. Thành bể cao hơn mức nước cao nhất 50cm đồng thời có ống cấp nước đặt cách mặt bể 50cm, theo thông tin từ trang TTĐT Việt Linh.
Bể sau khi xây xong, ngâm phèn chua (100g/m2) 2 lần (2 ngày/lần), sau đó chà sạch bằng bẹ chuối, cấp và xả nước 3 đến 4 lần kết hợp với phơi nắng trong 2 tuần. Bên trên bể nuôi cần thiết kế mái che bằng tre và lưới trủ nhằm đảm bảo các yếu tố trong môi trường bể nuôi ổn định.
Người nuôi cần bổ sung vòi sục khí (10 vòi/bể), sàn ăn có kích thước 60cm x 80cm (bố trí gần nơi thoát nước), hệ thống máy bơm nước, máy tạo dòng và ống nhựa làm chỗ trú ẩn cho cá. Để hạn chế thất thoát cá vào mùa mưa, mỗi bể nuôi cần bố trí lưới bao ở bề mặt bể. Tóm lại, bể nuôi chình phải chắc chắn, đảm bảo các điều kiện cần thiết để cá chình phát triển tốt.
Phải có dòng nước chảy trong ao; phải nuôi bằng thức ăn công nghiệp chế biến riêng cho cá chình; phải được quản lý chăm sóc chu đáo; mật độ 20 - 25 con/m2, mật độ cao 300 - 350 con/m2. Bảo đảm các chỉ tiêu trên, năng suất có thể đạt được 30 - 45 tấn/ha (tức 3 - 4,5 kg/m2), năng suất cao có thể đạt 105 - 120 tấn/ha (tức 10,5 - 12 kg/m2).
Thức ăn nuôi cá chình phải có tỷ lệ đạm 45%, mỡ 3%, cellulose 1%, calci 2,5%, phosphor 1,3% cộng thêm muối khoáng, vi lượng, vitamin thích hợp. Nói chung tỷ lệ bột cá chiếm khoảng 70 - 75%, tinh bột 25 - 30% và một ít vi lượng, vitamin.
Thức ăn của cá có tỷ lệ bột cá khá cao, mỡ nhiều nên dễ hút ẩm, dễ mốc, phải chú ý bảo quản tốt, thời gian bảo quản không quá 2 tháng. Với cá giống, khi cho ăn, thức ăn phải được thêm nước, thêm dầu dinh dưỡng trộn đều làm thành loại thức ăn mịn mới cho cá ăn.
Các tỷ lệ thức ăn dầu, nước, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ như sau: Sau khi trộn đều 5 phút cho cá ăn ngay, khoảng 2/5 số thức ăn nổi trên mặt nước, 3/5 rơi xuống khay đựng thức ăn là được. Tỷ lệ thức ăn so với trọng lượng cá chình ở các giai đoạn như sau:
Cứ sau mỗi tháng phân cỡ một lần, tách con lớn, con nhỏ nuôi riêng để cá phát triển đồng đều. Trước khi phân cỡ để cá nhịn ăn từ 1 - 2 ngày, đùa ao để cá bài tiết hết thức ăn trong bụng. Dùng vợt phân loại chứ không bắt bằng tay, theo thông tin từ Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Thanh Hùng là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá chình trong ao để đạt tỷ lệ sống cao: xây dựng ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và thả giống, chăm sóc và quản lý, điều trị một số bệnh, thu hoạch.
Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục… Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ).