Thiết Bị Tạo Nước Ngọt Từ Nước Biển
Các nhà khoa học thuộc viện Thuỷ điện và năng lượng tái tạo đã nghiên cứu chế tạo thành công thiết bị tạo nước ngọt từ nước biển bằng năng lượng mặt trời.
Thiết bị có kết cấu đơn giản, sử dụng nguồn nước đầu vào là nước biển, nước lợ... bằng bơm hoặc tự chảy vào từ bể chứa đặt cao hơn, với công suất trung bình đạt hơn 6 lít/m3/ngày (ảnh).
Ánh nắng làm nóng nước, nước bay hơi và sau đó được ngưng tụ trên bề mặt trong của tấm kính và chảy về bể chứa (nước thu được là nước ngọt). Thiết bị này chế tạo từ composite nên độ bền cao, có khả năng tháo lắp linh hoạt và lắp ghép thành hệ thống lớn từ các môđun đơn lẻ tuỳ nhu cầu sử dụng. Đây là giải pháp hữu hiệu trong việc cung cấp nước ngọt cho vùng ven biển và hải đảo.
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.
Ông Thọ cho biết, cá chạch lấu dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao nên đã đầu tư nuôi mỗi bè 2.000 con. Ông thả con giống loại 200 - 300 gram/con vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch vào tháng 2 - 3 năm sau. Thức ăn chính của cá chạch lấu là cá, tép.
Thông tin từ Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết, hiện mô hình nuôi gà công nghiệp với công nghệ khép kín đang phát triển nhanh chóng do hiệu quả chăn nuôi cao và một số lợi ích khác.
Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 8 qua, toàn tỉnh Phú Yên thả nuôi được 151ha các loại thủy sản, nâng tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh lên 2.845ha tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước.
Hiện nay, khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, thì việc đa dạng hóa các loại cây, con trên một đơn vị diện tích là điều hết sức cần thiết. Trước đây, bà con chỉ quen với trồng điều thuần, một loại cây trồng xóa đói giảm nghèo, thì nay lại có thể làm giàu trên chính mảnh đất ấy nếu như biết xen canh cây trồng khác. Gia đình ông Nguyễn Khắc Thược ở thôn 2, xã Minh Hưng huyện Bù Đăng là một ví dụ điển hình như vậy.