Thị Trường Xuất Khẩu Chính Của Việt Nam Vẫn Là Trung Quốc
Gạo, cao su, than đá, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… - những mặt hàng chủ lực của Việt Nam, có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc trong 6 tháng qua.
Cụ thể, theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan
Gạo: tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt gần 3,3 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt hơn 1,3 triệu tấn, có trị giá 576 triệu USD, tăng nhẹ 5,4% về lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2014, hàng hóa xuất khẩu đạt kim ngạch gần 71,11 tỉ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Cao su: xuất khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm sang thị trường Trung Quốc đạt gần 139.000 tấn, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm tới 42,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chiếm 39,8% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước 6 tháng qua.
Than đá: Trong 6 tháng đầu năm năm 2014, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt gần 4,6 triệu tấn. Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu trong tiêu thụ than đá từ Việt Nam với 2,97 triệu tấn có trị giá 177 triệu USD.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: thị trường Trung Quốc vẫn đứng trước Hoa Kỳ, Hong Kong về lượng nhập khẩu máy vi tính, các sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam.
Dù giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2013, nhưng giá trị xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam trong 6 tháng qua vào Trung Quốc đạt 926 triệu USD, chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Giày dép các loại: Dù đứng sau Mỹ, Nhật Bản và EU nhưng giá trị xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong 6 tháng qua tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 232 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm
Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.
Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.
Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.
Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.
Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...