Kinh Nghiệm Trồng Chuối Theo GAP Của Philippines

Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.
Từ đó đã khuyến khích nông dân Philippines trồng trong nhiều vùng sản xuất trên cả nước với khoảng 80 giống chuối khác nhau cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó giống chuối Saba (còn gọi là Cardaba) - một giống lai tam bội có nguồn gốc Philippines, có nhu cầu tiêu thụ khá cao.
Ở nước ta, mặt hàng chuối cũng chiếm vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và ổn định. Theo đề án quy hoạch phát triển đến năm 2020 của Bộ NNPTNT, chuối là cây chủ lực ở nhiều địa phương. Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối để xuất khẩu tăng thu nhập. Bộ Công Thương xem việc xuất khẩu chuối là một mặt hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Còn ở Hướng Hóa (Quảng Trị) cây chuối là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của không ít hộ gia đình…
Tuy nhiên, việc sản xuất chuối hàng hóa của nước ta nhìn chung còn lạc hậu, chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu từ các hộ nông dân trồng rải rác trên những vùng đồi núi ở tỉnh Lâm Đồng, chi phí thu mua và vận chuyển cao. Còn ngành trồng chuối cho xuất khẩu của Philippines, vì họ tổ chức được vùng trồng tập trung và hợp tác hóa nên đã áp dụng được công nghệ tự động hóa theo kiểu dây chuyền rất hiện đại. Chuối xuất khẩu sang các nước châu Âu yêu cầu sản phẩm an toàn nên Philippines đã áp dụng quy trình sản xuất theo GAP nhiều năm nay và có nhiều kinh nghiệm tốt cho nước ta đối với việc phát triển sản xuất chuối cho xuất khẩu theo VietGAP.
Trong quá trình xây dựng vùng chuối xuất khẩu theo GAP, để tăng năng suất và hiệu quả ở các trang trại, Philippines đã nghiên cứu áp dụng các yếu tố như: Sử dụng lao động và phân bón phù hợp theo PhilGAP, chủ nhân hoạt động kiểu trang trại đa dạng hóa, điều kiện đất đai phù hợp, khoảng cách giữa các đồi trồng chuối trên dưới 20m và khoảng cách từ trang trại đến nhà ở của người trồng ngắn… Đây là những yếu tố quyết định giúp tăng năng suất và lợi nhuận cao hơn những vùng không áp dụng PhilGAP.
Các giải pháp phát triển sản phẩm PhilGAP là: Đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ, ưu tiên nhu cầu đổi mới và kỳ vọng của người tiêu thụ, các đòi hỏi về thương mại theo tiêu chuẩn WTO, PhilGAP phải phù hợp với GlobalGAP và chương trình GAP các nước khác
Có thể bạn quan tâm

Vụ xuân này, những cánh đồng ngô ở huyện vùng cao Võ Nhai (Thái Nguyên) đều xơ xác, gầy guộc, thậm chí bị cháy nắng. Nhưng những thửa ruộng ngô lai HT 818, HT 119 tươi tốt đã khiến cả cán bộ chuyên môn và bà con nghĩ đến việc thay đổi giống ngô.

Vài năm trở lại đây, nông dân ngày càng xa rời cây mía vì cho rằng Nhà máy Đường Phổ Phong (Nhà máy) ép họ trong quá trình đầu tư sản xuất cũng như thu mua. Niên vụ 2013 - 2014, Nhà máy thu mua mía nguyên liệu với giá 850.000 đồng/tấn loại 10 chữ đường (CCS), thấp hơn năm trước 50.000 đồng/tấn.

Cách nay hơn 4 năm, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, đầu ra của loài vật nuôi này rất bấp bênh. Trong khi đó, chồn mướp là vật nuôi mới lạ, cho giá trị kinh tế cao mà số lượng hộ nuôi không nhiều. Vì thế, anh Nhi dành thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi, cách làm chuồng...

Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.

Theo các nhà vườn trồng cam xoàn trong huyện, hàng năm mỗi héc-ta cam xoàn cho năng suất từ 20-25 tấn trái/năm, có thể thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng. Theo dự báo của ngành nông nghiệp huyện, diện tích trồng cam xoàn ở huyện Long Mỹ sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới.