Thị trường thiết bị chăn nuôi sân của hàng nội
Theo các chủ trại chăn nuôi, thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị xây dựng chuồng trại chủ yếu vẫn do sản phẩm nội làm chủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, các DN, chủ trang trại chăn nuôi lớn đang chuyển hướng đầu tư theo quy trình chăn nuôi tự động với những dây chuyền máy móc hiện đại. Ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi nội địa đang đứng trước áp lực cạnh tranh rất lớn khi bước vào sân chơi chung của thế giới.
* “Ăn theo” chăn nuôi
Theo các DN trong ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi và thiết bị chuồng trại, ngành này hình thành và phát triển khi chăn nuôi chuyển hướng từ nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình sang hình thức trang trại theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Đây cũng là giai đoạn ngành chăn nuôi thu hút mạnh đầu tư từ các tập đoàn, DN nước ngoài. Theo đó, hàng loạt trang trại nuôi gia công với quy mô lớn cho các DN nước ngoài hình thành, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại. Ông Lê Văn Đồng Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Kim Đồng Khánh (TP.Biên Hòa), chia sẻ: “Giai đoạn những năm 2000, chúng tôi chủ yếu nhận làm gia công các thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài đầu tư theo hình thức nuôi gia công tại Đồng Nai. Nhận thấy tiềm năng lớn của thị trường này, chúng tôi thành lập công ty, không ngừng đa dạng mặt hàng, tạo nhãn hàng riêng cho sản phẩm... Các DN, cơ sở đầu tư vào lĩnh vực này cũng ngày càng nhiều, tạo cuộc chạy đua cạnh tranh trên thị trường”.
Theo nhiều chủ trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngành chăn nuôi muốn cạnh tranh tốt trong giai đoạn hội nhập cần đầu tư dây chuyền chăn nuôi tự động theo công nghệ hiện đại. Đa số các dây chuyền này hiện vẫn phải nhập khẩu. Đây đang là bất lợi của ngành sản xuất thiết bị, chuồng trại chăn nuôi nội địa vẫn phát triển theo hướng manh mún, nhỏ lẻ khi tham gia sân chơi thế giới. |
Có thể nói, ngành sản xuất thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại hình thành và phát triển “ăn theo” ngành chăn nuôi. Những trồi sụt của thị trường này luôn gắn bó chặt chẽ với sức khỏe của ngành chăn nuôi. Chủ cơ sở Trường Phát (huyện Trảng Bom), chuyên sản xuất tấm đan chuồng heo, nhận xét: “Sản xuất trong ngành này mọi thứ đều trông vào con heo. Sản phẩm chăn nuôi có giá tốt, người chăn nuôi tái đàn nhiều thì sản phẩm của chúng tôi mới đắt hàng. Chính vì vậy, mọi hoạt động sản xuất của chúng tôi luôn theo sát thông tin về tình hình dịch bệnh, biến động giá cả trong chăn nuôi”.
* Cạnh tranh bằng công nghệ
Hiện thị trường thiết bị chăn nuôi, thiết bị chuồng trại... khá đa dạng về các dòng sản phẩm cũng như các nhãn hàng nội địa cho khách lựa chọn. Nhiều DN, cơ sở sản xuất trong lĩnh vực này thường nhận dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại. Sản phẩm từ nơi sản xuất được cung cấp đến tận tay các chủ trang trại với giá tốt nhất vì giảm bớt được các khâu trung gian. Ông Lê Văn Linh, chủ cơ sở Đại Phát (TX.Long Khánh), chuyên sản xuất, cung cấp các thiết bị trong lĩnh vực chăn nuôi, cho biết: “Tuy mới tham gia thị trường vài năm trở lại đây, nhưng sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Chúng tôi có thêm dịch vụ thiết kế, xây dựng chuồng trại theo đơn đặt hàng của khách. Thế mạnh của cơ sở chủ yếu là các sản phẩm về khung chuồng trại, dụng cụ cho ăn bằng inox... Tuy nhiên, chúng tôi có liên kết, lấy hàng từ các DN khác, đảm bảo khách hàng cần sản phẩm gì là chúng tôi đáp ứng được ngay”.
Theo ông Nguyễn Văn Chiểu, chủ trang trại đi tiên phong trên địa bàn tỉnh nuôi heo bằng đệm lót sinh học, thị trường thiết bị chăn nuôi nội địa ngày càng đa dạng về chủng loại, nhiều sản phẩm đã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chứ không sản xuất theo hướng gia công như những năm trước. Ông Chiểu so sánh: “Trước đây, dòng sản phẩm tấm lót sinh học chủ yếu phải nhập khẩu thì nay nhiều DN trong nước đã sản xuất được. Tuy độ tinh xảo chưa bằng hàng nhập nhưng chất lượng và giá cả đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa”.
Related news
Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.
Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.
Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.
Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.