Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mất Mùa Lúa, Được Mùa Sắn

Mất Mùa Lúa, Được Mùa Sắn
Ngày đăng: 27/08/2013

Do chuột và sâu bệnh nên năng suất lúa hè thu năm nay của nông dân huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) chỉ đạt 49 tạ/ha. Tuy nhiên, nỗi buồn này phần nào được bù đắp khi cây sắn vừa được mùa lẫn được giá.

Nỗi lo mất mùa lúa

Theo thống kê, vụ hè thu năm nay bệnh lem lép hạt gây hại trên diện rộng với diện tích nhiễm khoảng 2.600ha, diện tích nhiễm nặng khoảng 510ha tập trung ở các xã, Quảng Vinh, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng Thái, Quảng Lợi và thị trấn Sịa.

Theo anh Trần Đình Nam – cán bộ kỹ thuật phòng NN&PTNT huyện, qua công tác thăm đồng cũng như sản lượng lúa mà bà con nông dân đang thu hoạch trà đầu, năng suất lúa của huyện chỉ đạt 49tạ/ha, giảm 15% so với vụ hè thu trước.

Ông Lê Khiêm (xã Quảng Thái) cho biết: gia đình tôi đưa vào gieo sạ 6 sào lúa, chủ yếu là giống lúa Khang Dân và IR352. Với chi phí diệt chuột đầu vụ, phân bón thuốc trừ sâu cho giữa vụ, phí cho mỗi sào lúa lên đến 700.000 đồng nhưng năng suất lúa hiện nay chỉ đạt 150 kg.

Không riêng gì ông Khiêm, hầu hết bà con nông dân xã Quảng Thái cũng đang có chung tâm trạng vừa buồn vừa lo. Buồn là vì đầu tư biết bao nhiều tiền bạc, công cán nhưng năng suất lúa quá thấp. Lo là không đủ lương thực để đảm bảo giáp hạt cho vụ đông xuân sắp tới.

Ông Hồ Hai – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thống Nhất cho hay: Vụ lúa này, toàn HTX gieo cấy 267ha. Do chuột và sâu bệnh gây hại đã ảnh hưởng đến năng suất của toàn HTX. Qua thống kê thăm đồng, năng suất chỉ đạt 29tạ/ha. Có những sào ruộng năng suất chưa đạt đến 1 tạ. Nếu năm nay thời tiết vẫn diễn biến phức tạp, không có lũ như năm trước thì nông dân sẽ không mặn mà với cây lúa.

Niềm vui sắn được mùa

Tuy khó khăn trên lĩnh vực sản xuất lúa nhưng đến thời điểm hiện tại, nông dân trên địa bàn huyện phần nào được an ủi khi sắn được mùa. Ông Trần Hồ (xã Quảng Vinh) cho hay, vụ hè thu này gia đình tôi mất mùa gần như hoàn toàn, nhưng nhờ các diện tích sắn đạt năng suất khá cao, giá cả tốt (sắn khô 4.500đồng/kg, sắn tươi 1.400 đồng/kg) đã phần nào giúp gia đinh trang trải khi lúa mất mùa.

Chị Văn Thị Tuyết (xã Quảng Phú) đang thu hoạch sắn phấn khởi nói: “Gia đình không có nhiều đất, mỗi năm chỉ trồng được trên dưới 5 sào sắn nhưng do áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh cùng với đưa giống mới vào trồng nên năng suất đạt khá. Đến nay, gia đình đã bán 5 tấn sắn tươi, sinh hoạt bớt chật vật hơn.

Gia đình chị Trần Thị Dung (xã Quảng Lợi) gắn bó với nghề trồng sắn cả chục năm nay. Trồng sắn không khó, vốn đầu tư không nhiều, hầu như không có sâu bệnh, thế nhưng trồng sắn lo nhất là thị trường. Rất may năm nay giá sắn cao nên đỡ lo hơn nhiều, chị Dung chia sẽ.

Vụ hè thu năm nay, huyện Quảng Điền đưa vào trồng hơn 400 ha sắn, chủ yếu tập trung ở các xã Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thọ và Quảng An... Theo anh Trần Đình Nam – cán bộ kỹ thuật phòng NN&PTNT huyện, phần lớn sắn trên địa bàn huyện là sắn địa phương. Sắn KM94 đưa vào trồng rất ít, bỡi lẽ giống này chỉ thích hợp với đất đồi, thời gian sinh trưởng dài, còn ở Quảng Điền vùng thấp trũng, đất cát pha thịt nên không phù hợp lắm.

Mô hình trồng sắn chi phí đầu tư thấp, dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi ha sắn cho thu hoạch khoảng 20 đến 35 triệu đồng. Sản lượng sắn tươi thu hoạch hàng năm của huyện Quảng Điền ước đạt trên 8.000 tấn, thị trường tiêu thụ sắn chủ yếu là nhà máy tinh bột sắn ở Phong Điền và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người dân - anh Nam cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng Sản Xuất Nông Sản Đảm Bảo Sức Khỏe Người Tiêu Dùng

Đầu tháng 11 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm và thủy sản chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tiến hành lấy 3 mẫu rau (hành hoa, cải ngồng, cà pháo) tại 3 cơ sở sản xuất rau xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) đang trong thời điểm thu hoạch; 7 mẫu củ, quả (hành tây khô, tỏi khô, cà rốt, lê, táo tàu, hồng và quít) tại 5 đại lý, cửa hàng kinh doanh - đầu mối nhập và phân phối hàng củ, quả tươi trên địa bàn phường Tân Thanh và Mường Thanh (TP. Điện Biên Phủ) để kiểm tra dư lượng thuốc BVTV.

15/12/2014
Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được? Phải GlobalGAP Mới Xuất Khẩu Được?

Hiện có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp thực hiện quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là điều cần thiết trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, 2 tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) và GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt tiêu chuẩn toàn cầu) có mức chênh lệch về đầu tư khá lớn, khiến nhiều nông dân rất đắn đo khi áp dụng.

15/12/2014
Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững Cần Thực Hiện Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Một Cách Bền Vững

Phải có giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi rồi mới hướng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục đích thay đổi nền nông nghiệp sản xuất lạc hậu, gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học - kỹ thuật một cách bền vững.

15/12/2014
Trồng Nấm Bằng Phế Phẩm Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Cao Trồng Nấm Bằng Phế Phẩm Nông Nghiệp Đạt Hiệu Quả Cao

Ngày 12-12, tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc (huyện Thống Nhất), thuộc Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, đã diễn ra hội nghị phát triển sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu bằng phế - phụ phẩm nông nghiệp tại các tỉnh phía Nam, thu hút đông đảo nông dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tham gia.

15/12/2014
Xuân Lộc, Long Khánh Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới Xuân Lộc, Long Khánh Đạt Chuẩn Nông Thôn Mới

Trong 2 ngày 9 và 10 -12, đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phó trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đến làm việc tại Đồng Nai, thẩm định việc xét công nhận huyện Xuân Lộc và TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới.

15/12/2014