Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thị Trường Sò Huyết Giá Cao

Thị Trường Sò Huyết Giá Cao
Ngày đăng: 15/08/2014

Giá đang cao hơn cùng kỳ năm trước 10 ngàn đ/kg khiến người dân nuôi sò huyết ở đầm Thị Tường rất phấn khởi, có hộ thu được cả tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường. Ông cho biết: "Năm nay tôi bội thu như vậy là do giá sò huyết khá cao, loại 60-65 con/kg có giá tới 80 ngàn đ/kg, loại 80 con/kg giá khoảng 65 đ/kg…, cùng thời điểm này năm trước giá sò huyết loại 60-65 con giá chỉ khoảng 70 ngàn đ. Đợt vừa rồi, tôi thu hoạch 10 tấn sò thương phẩm, giá trung bình 70 ngàn đ/kg bán cho các thương lái trên Sài Gòn, thu được khoảng 700 triệu đồng".

Vốn là người gốc An Minh (Kiên Giang), đã từng rất thành công với việc phát triển nuôi sò huyết ở vùng đất quê hương mình. Năm 2012, để phát triển nhân rộng thêm mô hình này, ông Thống được sự giới thiệu của bạn bè tìm đến vùng đất Trần Văn Thời để khởi nghiệp.

Ông đã bắt tay vào làm mô hình được hơn 2 năm, trải qua 2 vụ, năm đầu do chưa nắm vững về điều kiện môi trường nơi đây, đặc biệt là nguồn nước nên sản lượng không đạt, cộng với giá sò thấp nên ông thất thu. Tuy nhiên vụ này ông bội thu, thắng lớn.

Sò huyết được giá còn mang lại niềm vui cho các hộ dân nuôi tôm tự nhiên ở huyện Năm Căn. Bên cạnh việc nuôi tôm cua theo hướng truyền thống, các hộ dân ở đây còn kết hợp nuôi sò huyết trong vuông để tăng thêm nguồn thu nhập. “Trên dịch tích hơn 2 ha, tôi thả 100 kg sò giống, thu hoạch gần 400 kg sò thương phẩm, nhờ giá cao, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng”. Ông Nguyễn Thanh Bào, hộ dân nuôi sò trong vuông tôm tự nhiên ở xã Lâm Hải nói.

Theo ông, đầu ra đến thời điểm này ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường ở đây phong phú, ít tốn kém chi phí, chủ yếu chỉ tốn vốn đầu tư cho con giống và tiền thuê nhân công.

Do làm trên diện tích rộng khoảng 20 ha, nên khó khăn lớn nhất trong việc làm mô hình nuôi sò huyết là công trông coi, quản lý diện tích nuôi. Ông phải thuê thêm 5 người để đảm bảo cho công tác trông coi và thu hoạch được ổn định. Nếu cứ giữ giá sò huyết cao như hiện tại, hằng năm ông hướng tới lợi nhuận khoảng trên tỷ đồng.

Tương tự, nhiều hộ dân nuôi sò huyết tại xã Phong Điền cho biết: Sò huyết là đối tượng dễ nuôi, rủi ro thấp. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới chủ vây quanh diện tích nuôi để giới hạn không gian nuôi sò. Lưới chủ chỉ cần cao hơn mặt xình khoảng 0,2 m không cho sò ra bên ngoài là được. Không cần cho ăn hay hoạt động chăm sóc nào khác, chỉ cần trông coi đến khi thu hoạch. Năm nay vừa trúng sản lượng vừa được giá nên mọi người ai cũng phấn khởi.

Bên cạnh việc sò thương phẩm được giá, sò giống cũng có giá khá cao. Ông Nguyễn Văn Nhân, một hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chuyên đi mua sò cám về ương để phân phối cho dân địa phương nuôi, cho biết: "Tôi mua sò cám tại thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) hoặc lên Kiên Giang, Bạc Liêu lấy về.

Con sò cám thời điểm này có giá cao, loại 200 ngàn con/kg giá 3 triệu đ/kg, loại 5000 con/kg có giá lên đến 7 triệu đ/kg". Còn sò huyết giống ông Nhân bán lại cho người dân địa phương nuôi loại 300 – 400 con/kg có giá từ 60 – 65 ngàn đ, loại 1000 con giá trên 100 ngàn đồng/kg (giá sò con càng lớn càng rẻ tiền).

Tuy giá sò giống khá cao nhưng tỷ lệ nuôi sống đạt rất thấp, thường dưới 50%. Được biết, nuôi sò huyết mà đạt tỷ lệ đến lúc thu hoạch được khoảng từ 30 – 40% là người nuôi đã lãi khá lắm rồi, với tỷ lệ này người nuôi bỏ 1 đã lời được 2.

Ông Di Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời cho biết: Mô hình nuôi sò huyết trong đầm Thị Tường mang lại lợi nhuận cao, do sò huyết được giá. Bà con đang đầu tư phát triển mạnh mô hình này. Đây là mô hình kinh tế mới nhưng hiệu quả, đang hứa hẹn sẽ giúp người dân địa phương có thêm hướng đi trong việc phát triển kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Giá Nấm Giảm Mạnh Giá Nấm Giảm Mạnh

Hiện giá nấm sò đang được các thương lái mua với giá 7 ngàn đồng/kg (giảm 2.000 đồng/kg so với cùng kỳ), giá nấm mèo dao động từ 50-55 ngàn đồng/kg (giảm 20.000 đồng/kg). Nguyên nhân do thị trường xuất khẩu là Trung Quốc giảm nhập hàng. Với giá bán này, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, người trồng nấm lỗ hoặc chỉ huề vốn.

16/06/2014
Khánh Hòa Triển Khai Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Khánh Hòa Triển Khai Các Biện Pháp Cấp Bách Phòng, Chống Dịch Bệnh Trên Tôm

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản giao các sở ngành, địa phương triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

08/07/2014
Nam Định Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Nóng Nam Định Tập Trung Chăm Sóc Và Phòng Bệnh Cho Thủy Sản Trong Mùa Nóng

Theo kế hoạch, năm 2014 toàn tỉnh Nam Định phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 15.567ha các loại; trong đó nuôi nước ngọt 9.408ha tập trung vào các loại cá truyền thống và 6.159ha nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, cá bống bớp...

17/06/2014
Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín Thu Tiền Tỷ Từ Mô Hình Nuôi Vịt Khép Kín

Lên vùng rú cát Quảng Vinh (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) lập trang trại, không biết bao lần ông Lê Đình Cầu khi thử nghiệm các mô hình kinh tế mới. Sau nhiều năm, cuối cùng ông cũng thành công với mô hình nuôi vịt khép kín, với thu nhập mỗi năm lên đến 6 tỷ đồng, trong đó lãi gần 1,5 tỷ đồng.

08/07/2014
Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không Thủy Lợi Cho Thủy Sản Chậm Còn Hơn Không

Việc xây dựng hệ thống thủy lợi riêng cho ngành Thủy sản, ngành có nhiều khả năng sẽ mang về khoảng 7 tỷ USD trong năm nay là một quyết định tuy hơi muộn nhưng chứng tỏ các nhà quản lý đã đánh giá đúng vai trò của thủy sản nuôi trong nền kinh tế.

17/06/2014