Rủi Ro Cao Khi Xuất Khẩu Thanh Long Bằng Đường Tiểu Ngạch
Việc nông dân lệ thuộc vào thương lái, DN lại e ngại làm các thủ tục xuất khẩu theo đường chính ngạch không chỉ làm giá trị trái thanh long giảm sút, mà còn gặp rủi ro cao khi phải xuất bán bằng đường tiểu ngạch.
Hiện nay không phải mùa thanh long, nhưng bằng kinh nghiệm của hàng chục năm trồng thanh long, gia đình bà Tuyết, ở thị trấn Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận đã xử lý cho 200 trụ thanh long ra quả trái vụ.
Sau 3 tháng chong đèn, cùng nhiều quy trình kỹ thuật khác, vườn thanh long đã cho thu hoạch khoảng 3 tấn quả, trong đó có khoảng 80% số quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Thế nhưng xuất khẩu đi đâu, sự chênh lệch giá giữa thu mua tại vườn với giá bán tại vựa bao nhiêu, những người trồng thanh long như gia đình bà Tuyết đều không biết. Bởi tất cả các khâu thu hoạch, phân loại, định giá bán đều được thương lái thực hiện.
Còn theo nhiều thương lái mua gom thanh long ở tỉnh Bình Thuận, nếu thanh long đạt chuẩn xuất khẩu (xanh vỏ, đỏ thân, trọng lượng đạt từ 0,4 kg trở lên) sẽ có giá cao gấp đôi các loại thanh long tiêu thụ nội địa. Sau khi thu mua gom về lại tiếp tục bỏ cho các vựa để hưởng tiền chênh lệch còn xuất khẩu đi đâu thì họ cũng không biết. Tuy nhiên, tất cả những khâu này đều được thực hiện bằng miệng và tiền mặt nhanh và gọn chứ không qua một hợp đồng mua bán hoặc bất kỳ thủ tục pháp lý nào.
Với diện tích thanh long lên đến hơn 21.000 ha, tổng sản lượng quả mỗi năm ở tỉnh Bình Thuận không dưới 400.000 tấn. Thế nhưng chưa đến 10% trong số này là xuất khẩu chính ngạch, khoảng 10% là tiêu thụ nội địa, còn lại là xuất khẩu theo đường tiểu ngạch mà phần lớn là sang Trung Quốc.
Cụ thể trong năm 2013, xuất khẩu thanh long chính ngạch của tỉnh Bình Thuận là 25.917 tấn, giá trị 22.633.000USD, nghĩa là sản lượng thanh long xuất khẩu chưa đến 10% sản lượng nông dân sản xuất được.
Ông Trần Quang Bách, Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho rằng: “Khi xuất khẩu tiểu ngạch không phải làm thủ tục, hồ sơ xuất nhập khẩu mà chỉ mua bán bằng tiền mặt. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp của Bình Thuận bị thương nhân bên Trung Quốc mua mà không trả tiền vì thế độ rủi ro rất cao. Phía địa phương khuyến cáo các doanh nghiệp nên phát triển hình thức buôn bán chính ngạch”.
Hiện nay thanh long tỉnh Bình Thuận đã có chỉ dẫn địa lý và xuất khẩu sang khoảng 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính nhưng có giá trị cao như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản. Tuy nhiên, số lượng thanh long xuất khẩu sang các thị trường này còn khá khiêm tốn.
Thủ tục xuất khẩu rườm rà, mất nhiều thời gian là nguyên do làm cho các doanh nghiệp e ngại xuất khẩu chính ngạch. Để từng bước tháo gỡ khó khăn này, hiện nay Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đang phối hợp với cơ quan hải quan để cùng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm
Sáng 8-11, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Gia Lai đã tổ chức tổng kết Liên minh sản xuất mật ong bền vững Ia Grai.
Giá gà thịt nuôi thả vườn ở huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang)... tăng cao, làm người nuôi phấn khởi vì có lãi lớn.
Ngày 7-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với các sở, ngành và 4 huyện tham gia thí điểm đầu tư hạ tầng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ và Trảng Bom.
Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…
Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.