Thị trường nông sản tiếp tục dò đáy

Theo ngân hàng này, các thị trường nông sản bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà chủ yếu là xu hướng sút giảm của các thị trường mới nổi.
Bên cạnh việc giảm sút nhu cầu nhập khẩu từ các nước đang phát triển, việc giảm giá tiền tệ của các quốc gia này nhằm hỗ trợ xuất khẩu dẫn đến việc gia tăng nguồn cung nhiều mặt hàng.
Điều này không chỉ xảy ra đối với thị trường như gia súc và sữa, ở các thị trường khác, hiện tượng này cũng đang diễn ra rõ rệt.
Macquarie dự đoán giá đậu tương sẽ tiếp tục giảm. Sản lượng đậu tương tại Nam Mỹ đạt mức cao trong khi Mỹ chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch lớn.
Như vậy, nguồn dự trữ thế giới khá cao trong khi đó nhu cầu Trung Quốc - nước nhập khẩu hạt có dầu lớn nhất ngày càng giảm.
Ngân hàng cũng dự báo giá cao su thiên nhiên tiếp tục giảm, điển hình như giá kỳ hạn tại Singapore vào ngày thứ 4 ở mức 125 cent/kg, giảm trung bình 10 cent/kg vào cuối 2016.
Đây là mức giá thấp nhất kể từ cuối năm 2008 do Thái Lan và Indonesia không thể hạn chế sản lượng trong khi sản lượng của Malaysia tăng mạnh.
Bên cạnh đó, việc sút giảm kinh doanh ô tô toàn cầu do triển vọng kinh tế Trung Quốc giảm tốc cũng là nguyên nhân tác động đến giá cao su.
Đối với giá các loại phân bón, ngân hàng cũng cho biết giá phân Kali cũng giảm, điển hình như giá kali trung bình là 240 USD/tấn trên thị trường xuất khẩu Vancouver trong quý 2 năm 2016, giảm so với mức 302 USD/tấn trong 2 quý cuối năm 2015.
Giá phân đạm cũng giảm do ảnh hưởng từ việc cạnh tranh xuất khẩu Urê từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, Macquarie lại khá lạc quan về giá gia súc và giá ngô khi chứng kiến những tín hiệu cải thiện trên thị trường này, giá ngô kỳ hạn nhanh chóng lấy lại mức 4 USD/bushel, lần đầu tiên kể từ tháng 7.
Điều này là do nhu cầu tiêu thụ ngũ cốc tăng mạnh trong khi đó sản lượng giảm do diện tích gieo trồng thu hẹp tại một số quốc gia sản xuất chính.
Ngân hàng dự báo, giá các mặt hàng nông sản này sẽ tăng trong 2 năm tới khi lượng dự trữ từ năm 2014-15 đang suy giảm.
Điển hình như giá ngô kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago trong ngày thứ 4 đã đạt mức 4 USD/bushel, mức cao nhất kể từ tháng 7.
Đối với lúa mỳ, Macquarie dự báo mức giá sẽ đi ngang trong ngắn hạn nhưng triển vọng trong năm tới, giá sẽ tăng dần do ảnh hưởng từ giá ngô.
Có thể bạn quan tâm
Hợp tác xã (HTX) dịch vụ hậu cần nghề cá ra đời với mục tiêu hỗ trợ cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế biển.

Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.

Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.

Ngày 22-6, bà Nguyễn Thị Hòa, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết gia đình đang thu hoạch ớt với giá 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao so với nhiều năm qua, đã mang lại mức thu nhập khá cho người trồng ớt.

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...