Thí điểm mô hình cộng đồng quản lý sò lông

Khởi động mô hình
Thuận Quý là xã bãi ngang ven biển, nghề cá phát triển với quy mô nhỏ lẻ, hầu hết ngư dân khai thác thủy sản ven bờ.
Toàn xã hiện có 12 thuyền máy và 68 thúng chai với hơn 200 lao động hoạt động các nghề lặn, câu, lưới rê ven bờ.
Trước đây khi nguồn lợi thủy sản còn phong phú đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 1.000 lao động biển.
Nhưng những năm gần đây do gia tăng khai thác, ít chú trọng công tác bảo vệ, dẫn đến nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, nhất là nguồn lợi sò lông.
Để khôi phục nguồn lợi, Hội Nghề cá Bình Thuận đã “Xây dựng dự án thí điểm đồng quản lý sò lông để góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển” tại xã Thuận Quý.
Dự án có sự tham gia của các bên liên quan là Chi cục Thủy sản, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, bộ đội Biên phòng, chính quyền và các đoàn thể địa phương, trong đó người hưởng lợi trực tiếp là cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý.
Dự án được triển khai theo phương thức đồng quản lý nghề cá trên vùng biển ven bờ xã Thuận Quý với quy mô mặt nước biển khoảng 16,5km2, với sự tham gia của khoảng 80 hộ ngư dân.
Cộng đồng quản lý sò lông
Sau khi triển khai, mới đây Chi cục Thủy sản đã thực hiện thả bổ sung 57 tấn giống sò lông đợt 1, dự kiến vào tháng 12 sẽ thả thêm 63 tấn sò lông đợt 2.
Thả bổ sung 120 tấn giống sẽ góp phần tái tạo nguồn lợi sò lông đang bị cạn kiệt.
Ông Huỳnh Quang Huy - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển ổn định của sò lông, chi cục đã có kế hoạch phối hợp thường xuyên với địa phương và bộ đội Biên phòng trong quá trình bảo vệ, gìn giữ.
Bên cạnh đó, chi cục còn tăng cường công tác tuyên truyền đối với nhân dân, ngư dân để họ hiểu và cùng nhau bảo vệ.
Hiện nay, Chi cục Thủy sản với vai trò đồng tài trợ của dự án đã tiến hành hỗ trợ, tham gia công tác tuyên truyền, thu mẫu, khảo sát và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời hỗ trợ địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý, khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển triển khai dự án.
Lồng ghép một số nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị như tuyên truyền và tuần tra kiểm soát hỗ trợ cho dự án.
Hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng trong việc cấp phép khai thác nguồn lợi.
Dự án sẽ diễn ra trong 30 tháng và kết thúc vào giữa năm 2017.
Căn cứ kết quả đánh giá, dự án sẽ được chuyển giao lại cho chính quyền và người dân địa phương tiếp tục quản lý, khai thác.
Các sản phẩm của dự án như mô hình tổ cộng đồng, mô hình tín dụng cộng đồng… sẽ được đánh giá tính hiệu quả, để tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
Related news

Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.

Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh

Hiện tại, các mô hình nuôi cá, nuôi heo… không còn là cách làm giàu duy nhất mà ngày càng có nhiều nông dân trẻ, chủ trang trại tìm tòi, học hỏi đầu tư chăn nuôi nhiều loại động vật mới lạ, cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi dúi - loại động vật hoang dã, sống trong các vùng đồi núi đã mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều nông dân trong tỉnh Bình Phước.

Hơn 10 ngày trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hai huyện Cần Đước, Long An có số lượng tôm thẻ chết hàng loạt khiến hơn 30% diện tích nuôi tôm của hai huyện này tạm thời bị bỏ không, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.