Nuôi Ong Dú
Đàn ong dú có kích thước nhỏ bé, trông như những chú ruồi nhỏ, nhưng có khả năng thụ phấn cho cây trồng tốt và cho ra loại mật ong rất quý.
Tình cờ đàn ong dú đến trú ngụ trong nhà, anh Lê Duy Vũ, thôn Tây 3, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã thành công trong việc gây đàn ong mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình nuôi ong dú được đầu tư chuyên nghiệp và bài bản, anh Lê Duy Vũ chỉ cho xem đàn ong dú có kích thước nhỏ bé, trông như những chú ruồi nhỏ, nhưng có khả năng thụ phấn cho cây trồng tốt và cho ra loại mật ong rất quý.
Anh Vũ cho biết, anh khởi nghiệp nghề nuôi ong dú đến nay được 15 năm. Một lần tình cờ đàn ong dú đến làm tổ sau nhà, anh không hề biết đây là loại ong gì nhưng thấy chúng rất hiền nên tiếp tục theo dõi. Sau một thời gian, đàn ong cho mật, anh lấy dùng thử thấy bệnh đau dạ dày thuyên giảm, nên quyết định giữ đàn lại và tiếp tục gây nuôi.
Những ngày đầu nuôi ong dú, anh vấp phải không ít khó khăn khi mà chẳng hiểu vì sao cứ nuôi được một thời gian là đàn ong lại bỏ đi. Vì vậy phải mất nhiều thời gian, tiền bạc anh mới đưa loài ong trong thiên nhiên về thuần hóa.
Anh Vũ còn cho biết, ong dú là loài sống hoang dã, không chỉ ở rừng cây mà ngay vách nhà, kẹt cửa tĩnh lặng kín đáo là chúng ở. Ong dú tính hiền, không chích đốt người như nhiều loài ong khác, mà chỉ cắn khi bị phá tổ. Các loài ong nuôi công nghiệp, người nuôi phải rời đàn thường xuyên đến các vùng hoa hoặc cho ăn thêm đường si rô để ong tạo mật.
Tuy nhiên đối với ong dú thì nguồn thực thẩm dồi dào đã được thiên nhiên ban tặng. Vì vậy người nuôi không cần can thiệp vào, bởi bản thân ong dú không ăn đường mà lấy phấn các loài hoa, kể cả hoa cỏ dại nhỏ nhất. Phấn hoa này kết hợp với dãi ong dú sẽ tạo thành phấn hoa ong dú và sau thời gian khoảng 200 ngày phấn hoa chuyển thành mật. Mật ong dú có tính sát khuẩn cao, có khả năng chữa lành các bệnh viêm loát về đường tiêu hoá, đào thải chất độc hại trong cơ thể…
Cho đến nay qua nhiều năm theo đuổi nghề nuôi ong, anh Vũ hiện đã gây dựng 2 trại với quy mô lên đến 700 đàn (700 tổ). Bình quân 1 năm anh thu hoạch khoảng 100 lít mật ong, bán với giá thị trường 1,3 triệu đ/lít; 30 kg phấn hoa (1,5 triệu đ/kg); 50 kg sáp ong (2 triệu đ/kg). Sau khi hạch toán chi phí mỗi năm anh thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Hiện nay đầu ra sản phẩm ong dú của gia đình được tiêu thụ khá tốt ở TP.HCM, Hà Nội, Lâm Đồng…
Nhắc đến kỹ thuật nuôi loài ong này, theo anh Vũ, nuôi ong dú rất khoẻ, không tốn chi phí chăm sóc. Tuy nhiên ong dú chỉ thích hợp với thời tiết có nhiệt độ từ 28 - 34 độ C. Nếu thời tiết quá nóng hoặc lạnh ong sẽ chết hàng loạt. Vì vậy để giảm thiệt hại anh Vũ đã đưa ra ý tưởng nuôi ong trong nhà để chủ động điều hòa nhiệt độ bằng cách đặt nhiệt kế theo dõi và điều chỉnh giàn điện sợi đốt để sưởi ấm.
Nhà nuôi được xây dựng bằng gạch ống không tô chát, có kích thước chiều ngang 2 m, chiều dài 14 m, vách cao 3m, chia 5 tầng, mái lợp tôn la phông, có đặt cửa ra vào. Xây chia ô đặt thùng nuôi cách thùng 50 cm2 chỉ để miệng tổ ra ngoài. Thùng nuôi ong được làm bằng ván gỗ chống mối mọt, đầu tư một lần không sửa chữa, có kích thước 50 x 20 x 20 cm, 6 mặt đều kín, chỉ chừa một lỗ nhỏ cho ong chui ra, chui vào.
Mặt khác trong quá trình nuôi ong cần lưu ý, đối với thời tiết mùa hè người nuôi nên để cửa 2 đầu thoáng mát; xung quanh vườn trồng cây có tán lá thưa, cao tạo bóng râm. Còn mùa đông thì chèn thật kỹ các cửa nhà để nhiệt không thoát ra ngoài, khi sưởi ấm bằng 4 tầng đèn điện, mỗi bóng cách nhau 1 m.
Về dấu hiệu chia đàn là lúc đàn ong sung mãn nhất, có số lượng đông đảo. Một tổ ong có một ong chúa, khi đẻ ong chúa tạo ra 1 - 3 ấu trùng ong chúa. Ấu trùng ong chúa lớn lên trở thành ong chúa trưởng thành.
Khi tổ ong đủ lớn, có biểu hiện tách đàn cũng là lúc người nuôi ong chuẩn bị thùng để tách đàn. Ong chúa mẹ sẽ ra đi theo tổ mới để lại một nửa đàn cho ong chúa con lớn lên tiếp tục “cầm quân”. Tuy nhiên việc tách đàn còn phụ thuộc vào mùa, thời tiết, nhiệt độ môi trường, nếu đàn ong phát triển thuận lợi, việc tách đàn diễn ra nhanh. Ong dú có thể hoạt động trong vòng bán kính 5 - 7 km, trời sắp chuyển mưa có thể nhận biết ngay khi thấy đàn ong chấp chới bay về tổ.
Nuôi ong dú là nghề có nhiều tiềm năng, thân thiện với môi trường, mang lại thu nhập ổn định. Đây là nghề đầu tư ít vốn, dễ làm với giá 1 tổ ong (đàn) chỉ khoảng 2 triệu đồng. Nếu người nuôi muốn tìm hiểu về nghề nuôi, mua giống… anh Vũ sẵn sàng đáp ứng. Liên hệ SĐT: 01654228481.
Có thể bạn quan tâm
Sản xuất nông sản theo hướng sạch đã và đang được các nhà khoa học và ngành chức năng khẳng định là hướng đi tất yếu nhằm đảm bảo các yếu tố bền vững cho môi trường, an toàn cho người sản xuất và người sử dụng sản phẩm.
Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) phối hợp với Khoa Thủy sản- Trường Đại học Cần Thơ tổ chức triển khai dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi cá lóc trong bể lót bạt” cho nông dân trên địa bàn huyện.
Hôm 18/7, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) lần đầu công bố qui định mức an toàn về lượng arsenic có trong gạo và được nhiều nước đồng tình.
Việc chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi và trồng trọt nhỏ lẻ sang mô hình kinh tế trang trại đã đem lại hiệu quả cho các nông hộ trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Từ cuối tháng 9/2013, Bộ NN-PTNT đã có cuộc họp bàn với lãnh đạo tỉnh Phú Yên về công tác triển khai Festival Thủy sản Việt Nam 2014 được tổ chức tại tỉnh với chủ đề “Thủy sản Việt Nam - Hội nhập và phát triển”.