Thê Thảm Giá Gia Cầm
Hiện nay, giá trứng gà công nghiệp bán ra tại các trang trại chỉ còn trung bình từ 600 - 900 đồng/quả, giá thịt gà từ 40.000 đồng/kg rớt xuống 27.000 -28.000 đồng/kg.
Dùng dịch cúm để ép giá?
Sáng 25.2, ông Nguyễn Ngọc Khoa, chủ trại gà đẻ ở Hố Nai (Đồng Nai), cho biết: “Gia đình tôi vừa bán hơn 70.000 quả trứng gà cho các thương lái ở TP.HCM và một số tỉnh lân cận với mức giá chỉ còn 600 - 900 đồng/quả. So với hồi đầu tháng 2, mỗi quả trứng đã giảm 400 đồng, giá này tôi sẽ lỗ từ 450 - 500 đồng/quả”.
Nhiều người chăn nuôi khác cũng cho biết họ được các thương lái, nhất là một số doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm tại TP.HCM giải thích rằng dịch cúm gia cầm tác động rất lớn đến thị trường, người dân e sợ không dám ăn trứng nên giá giảm sâu. Điều đáng nói là những thông tin này đã được "bóng gió" tung ra từ khá lâu trước đó. “Họ giải thích thì chúng tôi biết vậy thôi vì nếu không bán cho họ thì biết đổ trứng đi đâu”, bà Hải - chủ trại gà đẻ ở TP.Tân An (Long An) cho biết.
Với giá bán chưa đến 1.000 đồng/trứng, mỗi ngày gia đình bà Hải đang bị âm tới 12 triệu đồng để duy trì đàn gà đẻ hơn 60.000 con. “Đó là tui chưa tính tiền công cán, thuốc men, khấu hao gà giống bởi trước đây phải bỏ ra 150.000 đồng/con nhưng nay bán gà xác chỉ được 60.000 đồng!”, bà Hải nói thêm.
Giá trứng giảm, giá gà thịt còn giảm thê thảm hơn vì người chăn nuôi gà đã chịu lỗ suốt nhiều tháng nay. Ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà ở H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai), bộc bạch: “Tình hình tiêu thụ gia cầm sa sút hẳn từ khi có thông tin dịch bệnh.
Giá gà lông tam hoàng bình thường trên 40.000 đồng/kg hiện nay đã giảm còn 27.000 - 28.000 đồng/kg nhưng vẫn ít người mua”. Nhiều chủ trang trại nuôi gà tam hoàng tại Đồng Nai cũng than thở vì gà hiện đang dồn ứ quá nhiều, không bán được. Thương lái chỉ trả 27.000 đồng/kg vẫn phải bán. Với mức giá này, người chăn nuôi lỗ từ 10.000 - 12.000 đồng/kg.
Cần công bố các cơ sở chăn nuôi an toàn
Ngày 25.2 Sở NN-PTNT TP.HCM đã họp về công tác phối hợp với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh để phối hợp phòng chống dịch và kiểm soát gia cầm an toàn.
Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM Phan Xuân Thảo nhận định: “Mặc dù TP.HCM và các tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong công tác phòng chống dịch bệnh nhưng đến nay việc cung cấp thông tin kiểm dịch xuất tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên, vẫn còn tình trạng giết mổ vịt không theo dây chuyền công nghiệp, giết mổ gà và vịt trong cùng một cơ sở giết mổ, là nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm từ vịt sang gà tại cơ sở giết mổ rất cao”.
Chi cục Thú y TP.HCM đề nghị các tỉnh nên kịp thời cung cấp thông tin dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt khi xảy ra ổ dịch ở vùng giáp ranh, cung cấp danh sách các cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung an toàn dịch bệnh để phối hợp kiểm tra giám sát khi TP tiếp nhận nguồn gia cầm đưa vào giết mổ.
Để phòng chống dịch cúm gia cầm hiệu quả và tránh tình trạng người chăn nuôi bị thương lái ép giá, việc công bố rộng rãi các cơ sở chăn nuôi an toàn hiện đang rất cần thiết.
Có thể bạn quan tâm
Xây dựng và phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản của cả nước với tốc độ tăng trưởng cao. Phát triển mạnh kinh tế biển, du lịch sinh thái cảnh quan sông nước tầm quốc gia và quốc tế.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” - nhãn hiệu cà phê thứ hai của Lâm Đồng sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.
Tại TX Sông Cầu, người đầu tiên trồng rong nho là anh Lương Khắc Lâm. Anh Lâm cho biết: “Cách đây 2 năm, tôi từ TP Tuy Hòa ra xã Xuân Phương (TX Sông Cầu) trồng rong nho. Ban đầu, tôi mua khoảng 500kg giống (25.000 đồng/kg) ở Khánh Hòa về trồng trên diện tích ao hơn 1.500m2.
Con đường thẳng tắp giữa cánh Đồng Lăng, Gò Vịt thuộc thôn Thi Phương. “Cách đây hơn một năm, nó chỉ là con đường đất lầy lội. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, chính quyền và nhân dân đã đầu tư thi công mặt đường bằng bê tông xi măng có chiều dài 1,3km đạt tiêu chuẩn quy định” - ông Phan Phước Thăm, Bí thư Chi bộ thôn cho hay.
Ông Phạm Minh Hoàng, 72 tuổi, ở khu vực 3, phường Lái Hiếu (TX Ngã Bảy, Hậu Giang) cho biết: “Vườn tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Năm nay, dâu đã 18 năm tuổi. Mọi năm, vườn dâu này thu hoạch xong vào khoảng 23/6, nhưng năm nay đến giờ vẫn không bán được vì chẳng có thương lái nào đến mua, kể cả những thương lái quen.