Thế mạnh thành... thế yếu cà phê Khe Sanh... tụt dốc
Khe Sanh trở thành một địa danh gắn liền với cây cà phê cách đây hơn 100 năm tại Quảng Trị, khi có các đồn điền do người Pháp lập ra. Và cho đến nay, cà phê Khe Sanh vẫn nổi tiếng thơm ngon đặc biệt. Tuy nhiên, mọi thứ giờ đây đang... tụt dốc.
Toàn huyện Hướng Hóa có khoảng 5.000 ha cà phê (chủ yếu là cà phê chè), được trồng tại Khe Sanh, Hướng Phùng, Hướng Tân, Pa Tầng... Thời hoàng kim của cà phê vùng này là vào khoảng những năm 2004 - 2008, khi giá cà phê từ 13.000 - 14.000 đồng/kg và chưa bao giờ xuống dưới 10.000 đồng/kg. Năm nào người trồng cà phê cũng lãi đậm.
Nhưng sau giai đoạn đó đến nay, người trồng cà phê có nằm mơ cũng không bán cà phê được với mức giá trên. Đặc biệt, từ năm 2011 đến nay, giá cà phê trung bình ít khi vượt mức 7.000 đồng/kg. Mùa vụ giữa năm 2012, người trồng cà phê ở Hướng Hóa một phen méo mặt vì cà phê đã mất mùa lại còn rớt giá. Nhiều nông dân cho hay, chưa có năm nào năng suất lại xuống thấp như năm đó vì thời tiết không thuận lợi, bệnh khô cành, rệp sáp, sâu đục thân hoành hành. Vì thế, giá cà phê chỉ từ 6.000 - 7.000 đồng/kg, thu nhập chỉ đủ để trả tiền phân bón, nhân công...
Đến niên vụ 2013, tình hình càng tồi tệ hơn bởi dù được mùa (năng suất đạt 15 tấn/ha) nhưng giá rớt thảm hại, còn có 3.000 đồng/kg. Có mặt tại các vườn cà phê Hướng Hóa vào thời điểm đó, chúng tôi ghi nhận một không khí hết sức ảm đạm, bởi dù cà phê chín đỏ vườn, nhưng chủ vườn không thèm hái. Ông Nguyễn Thế Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân H.Hướng Hóa, lúc đó đã phải kêu gọi: “Cái cần nhất bây giờ là mong các nông dân cố gắng bám trụ, đừng vội vàng buông tay với cây cà phê”.
Tuy nhiên, tới năm 2014 và đầu năm nay, đã có không ít người... buông tay. Một số không buồn chăm sóc vườn cây cà phê, trái chín rộm cũng không gọi người hái. Một số thẳng tay chặt bỏ hết cà phê để chuyển sang trồng tiêu, sắn và các loại hoa màu khác.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hồ Văn Vinh, Phó chủ tịch UBND H.Hướng Hóa, chia sẻ: “Cà phê sau nhiều năm khai thác đã quá già cỗi, chất lượng và năng suất thấp, rất cần tái canh. Nhưng vì giá cả thấp nên nhiều hộ dân cũng chẳng mặn mà gì với việc này, thậm chí là không chăm sóc, dù được hỗ trợ khá nhiều về mặt chính sách”.
Nhìn ở góc độ khác, ông Vinh cho rằng cũng chính một bộ phận nhỏ những người nông dân “suy nghĩ không đến đầu đến đũa” đã làm hại thương hiệu cà phê Khe Sanh. “Vì hám lợi mà nhiều người hái cả lá, hái quả xanh, thậm chí ngâm nước quả cà phê để tăng trọng lượng. Việc làm này giảm độ thơm ngon, mà giảm chất lượng thì người ta bắt chẹt giá. Tóm lại, cũng vì tư duy của không ít người, chỉ muốn thu vào mà không đầu tư trở lại”, ông Vinh thở dài.
Có thể bạn quan tâm
Tính đến ngày 20-4-2012, các chủ ao đầm thuộc các xã vùng triều huyện Quảng Xương (tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Chính, Quảng Trung, Quảng Khê) đã thả 47,3 triệu con tôm sú giống trên tổng diện tích ao nuôi 750 ha, đạt 100% kế hoạch thả nuôi tôm sú nước lợ vụ xuân-hè năm 2012. Nhìn chung, bà con trong huyện đã tập trung cải tạo ao đầm đúng hướng dẫn kỹ thuật và tuân thủ lịch thời vụ thả tôm. Hiện tại, diện tích tôm sú mới thả nuôi sinh trưởng, phát triển tốt. Vào thời điểm này, các đơn vị và chủ ao đầm đang tiến hành thả nuôi 30 ha tôm he chân trắng. Nét mới là UBND huyện Quảng Xương đã đầu tư 2 mô hình nuôi tôm he chân trắng trên diện tích 4 ha tại xã Quảng Lưu và Quảng Trung nhằm hỗ trợ bà con tham quan, học tập, chuyển giao kỹ thuật, tổng kết rút kinh nghiệm để mở rộng diện tích nuôi tôm he chân trắng theo hình thức thâm canh mới trong năm tới.
Gia đình của anh Tống Văn Phong (SN 1962) ngụ ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung vươn lên làm giàu từ cây quýt đường. Nhiều người dân địa phương đã phong cho anh danh hiệu “vua quýt đường Tư Phong”.
Nuôi vịt là một trong những nghề có lãi nhưng nhiều rủi ro, bất trắc do thường xảy ra dịch bệnh phức tạp trong đó có dịch cúm H5N1. Thế nhưng, hơn 13 năm gắn bó với nghề nuôi vịt, anh Nguyễn Văn Hùng, chủ trại vịt Việt Hưng (ấp Long Yên, xã Long Thành Nam, huyện Hoà Thành) vẫn trụ vững với nghề bằng mô hình nuôi vịt theo hướng trang trại khép kín kết hợp nuôi cá.
Sau gần một tháng trời lênh đênh, đón giao thừa trên biển, hàng chục tàu cá của ngư dân Phú Yên đã tấp nập về bến ngày 24-1 (mùng 2 tết, mang theo “lộc biển” đầu năm: hàng trăm tấn cá ngừ đại dương.
Từ nhiều năm nay, cây su su đã giúp bà con nông dân xã Quỳnh Liên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vươn lên làm giàu ngay trên đất thổ cư của nhà mình.