Nguồn Cung Tôm Của Inđônêxia Sụt Giảm Do Dịch Bệnh

Giá tôm tại Inđônêxia đang giảm nhanh kể từ hội chợ thủy sản Boston, vì nhiều khách hàng lớn đã ngừng mua để chờ giá giảm và dịch bệnh ảnh hưởng đến nguồn cung.
Mặc dù Inđônêxia không bị ảnh hưởng của Hội chứng tôm đốm trắng (EMS) như các nước Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia và Việt Nam, nhưng đã xuất hiện các báo cáo về hội chứng phân trắng trên tôm. Vì vậy, người nuôi đang thu hoạch tôm dù tôm mới đạt cỡ nhỏ.
Theo một nhà cung cấp, nguồn cung tôm trong lễ Ramadan, bắt đầu từ 28/6 đến 27/7 sẽ không tăng nhiều so với bình thường vì rất nhiều ao nuôi đã được thu hoạch do tỉ lệ tôm chết và dịch bệnh nhiều.
Tình hình như vậy đã khiến giá tôm liên tục giảm. “Giá tôm đang giảm trong nhiều tháng”, một nhà cung cấp cho biết.
Theo truyền thống, người nuôi tôm tại Inđônêxia thường thu hoạch tôm khi tôm đạt cỡ 20-30-40. Tuy nhiên, hiện nay, các ao nuôi đang thu hoạch tôm ở cỡ 60-70. Điều này cho thấy các ao nuôi đang có vấn đề liên quan đến dịch bệnh, khiến tôm không thể lớn.
Một người nuôi cho biết các vấn đề với dịch bệnh gồm virut hội chứng tôm đốm trắng (WSSV) và IMNV, hội chứng phân trắng đang gia tăng
“Người nuôi đang thu hoạch tôm cỡ 60-70-80 con/kg thay vì cỡ 40,50,60 như thông thường do IMNV, WSSV đang ngày càng trở nên phổ biến
Một nhà sản xuất cho biết giá tôm đã giảm 30-40% so với năm ngoái, trong khi thức ăn, giá điện và giống tăng 15-20%.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo,” Chi cục Thủy sản Tuyên Quang vừa nghiên cứu và cho đẻ thành công cá lăng chấm giống bằng phương pháp này trên quy mô 63 cá lăng chấm bố mẹ.

Năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tôm chân trắng trên thị trường thế giới sẽ chiếm khoảng 2/3 sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu và cả người nuôi tôm chân trắng.

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.