Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thầy Giáo Về Quê Mở Trang Trại

Thầy Giáo Về Quê Mở Trang Trại
Ngày đăng: 14/02/2014

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng anh Bùi Văn Đằng không theo nghiệp trồng người mà về quê ở thôn 9, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa mở trang trại chăn nuôi. Chính lối rẽ ấy đã giúp gia đình anh vượt qua khó khăn và làm giàu.

Năm 2003, Đằng thi đỗ Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Ra trường, anh về dạy hợp đồng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên của huyện Vĩnh Lộc. Đồng lương giáo viên ba cọc ba đồng đã khiến anh phải đưa ra quyết định vô cùng khó khăn: Nghỉ dạy, vào Nam làm thuê.

Đó là năm 2007, anh bươn chải đủ nghề, từ bưng bê, phụ hồ, đến bốc vác… Đọc báo, anh thấy có rất nhiều trang trại làm ăn hiệu quả. Anh nghĩ: Tại sao mình không thử làm trang trại tại chính quê hương.

Năm 2011, Đằng trở về quê với số vốn ít ỏi tích lũy trong mấy năm làm thuê. Để hiện thực hóa ước mơ của mình, anh tìm đến nhiều mô hình chăn nuôi điển hình để tìm hiểu và cuối cùng anh quyết định nuôi gà, ngan. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên đàn gia cầm bị nhiễm cúm, lăn ra chết sạch, anh gần như trắng tay.

Không nản, anh gõ cửa ngân hàng vay vốn làm lại từ đầu. Lần này, anh chú ý đặc biệt đến công tác phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. Từ chuồng trại, thức ăn đến nước uống, anh đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nên đàn gà, ngan phát triển rất nhanh. Cứ thế, anh mở rộng dần quy mô nuôi, đến nay đàn gà, ngan của anh lên đến hàng nghìn con, mỗi tháng thu trên 10 triệu đồng.

Thành công, anh tiếp tục mở rộng trang trại lên 3.000m2, đào thêm ao thả cá, bán gà giống cho người dân quanh vùng. Rồi anh lùng mua giống lươn đồng địa phương về nuôi trong 3 bể. Sau 4-5 tháng lươn cho thu hoạch, anh bỏ túi hơn 20 triệu đồng. Hiện, anh đang xây thêm 10 bể để nuôi lươn thương phẩm.

Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của anh Đằng liên hệ với số điện thoại 0977473700.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Bị Phá Quy Hoạch Trồng Hồ Tiêu Ở Tây Nguyên Bị Phá Quy Hoạch

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, do giá tiêu trên thị trường hiện đang tăng cao (giá từ 118.000 - 120.000 đồng/kg, thậm chí có lúc tăng lên 130.000 - 140.000 đồng/kg), nên đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên đã đua nhau phát triển ồ ạt cây hồ tiêu, không theo quy hoạch.

11/08/2012
Dự Án “Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường” Có Hiệu Quả Ở Đồng Tháp Dự Án “Chăn Nuôi Bò Sinh Sản, Đảm Bảo Vệ Sinh Môi Trường” Có Hiệu Quả Ở Đồng Tháp

Tháng 1/2012, Hội Nông dân xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) triển khai dự án “Chăn nuôi bò sinh sản, đảm bảo vệ sinh môi trường” cho 18 hộ nông dân tại ấp Bắc Trang 2. Đến nay, dự án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

12/04/2013
Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng Vườn Dừa Dứa Trên 240 Triệu Đồng

Thật không dễ dàng khi anh đưa ra quyết định trồng dừa dứa vào thời điểm mà đa số các nhà vườn trong huyện tập trung đầu tư phát triển các cây ăn trái khác như xoài, cam, nhãn. Thế nhưng anh Nguyễn Công Quyền (ở ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, Đồng Tháp) đã giữ vững niềm tin, vượt qua mọi lời bàn tán, hoài nghi về hiệu quả mang lại từ loài cây trồng mới này và gặt hái được thành công.

15/06/2013
Trúng Đậm Cá Dìa Giống Ở Quảng Nam Trúng Đậm Cá Dìa Giống Ở Quảng Nam

Hơn một tuần nay, cá dìa con có kích thước bằng hạt dưa và lớn hơn xuất hiện dày đặc tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tập trung chủ yếu tại khu vực dừa Bảy Mẫu, Thuận Tình và các bãi bồi thuộc xã Cẩm Thanh (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam).

13/08/2012
Nông Dân Lại Đua Nhau Chặt Bỏ Ca Cao Nông Dân Lại Đua Nhau Chặt Bỏ Ca Cao

Giá cả lên xuống bấp bênh, chi phí đầu tư cao, tốn nhiều công chăm sóc, năng suất thấp... cây ca cao đang bị nông dân nhiều nơi trong tỉnh phá bỏ để trồng những loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

01/08/2013