Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thắt Chặt Liên Kết Sản Xuất Lúa

Thắt Chặt Liên Kết Sản Xuất Lúa
Ngày đăng: 20/11/2014

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn TP Cần Thơ với nhiệm vụ giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ về cây lúa, các loại cây trồng trong hệ thống cây trồng có lúa và hệ thống nông nghiệp nói chung.

Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của Viện Lúa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân.

Cải tiến chất lượng giống lúa

Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học về cây lúa, hằng năm, Viện Lúa ĐBSCL có hàng chục giống lúa mới triển vọng được đưa vào sản xuất thử nghiệm ở các địa phương trong vùng. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động tại TP Cần Thơ, đến nay, Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển (NN&PTNT) công nhận đưa vào sản xuất 166 giống lúa mới với thương hiệu OM.

Bên cạnh đó, Viện đã xây dựng 11 quy trình kỹ thuật được công nhận ở cấp Quốc gia, với 5 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, 2 quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng cạn luân canh với lúa và 4 quy trình phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Ngoài ra, Viện còn có 28 quy trình và giải pháp kỹ thuật được cấp Bộ và tỉnh công nhận với 17 quy trình kỹ thuật canh tác lúa, cây trồng cạn, 11 quy trình, giải pháp kỹ thuật phòng trừ sâu hại. Các giải pháp kỹ thuật “Ba giảm, ba tăng”, “1 phải 5 giảm”, “Gieo sạ đồng loạt, né rầy”, “Kỹ thuật sạ hàng” do Viện nghiên cứu và hướng dẫn đang được nông dân trồng lúa áp dụng rộng rãi hiện nay.

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: Các nhà khoa học của Viện Lúa đã tập trung cải tiến các giống lúa mùa địa phương để cho ra đời các giống lúa cải tiến có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao (từ 6-8 tấn/ha). Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng của các giống lúa cải tiến nhằm chống chịu ổn định với rầy nâu, bệnh đạo ôn, cải tiến phẩm chất hạt gạo, thích nghi với những vùng khó khăn, biến đổi khí hậu…

Nhờ đó, các giống lúa do Viện chọn tạo đã được đưa vào trồng khảo nghiệm tại các vùng sinh thái canh tác ở ĐBSCL và có nhiều giống lúa phù hợp với từng vùng sinh thái đã được các địa phương gieo trồng trên diện rộng.

Song song với công tác nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyển giao công nghệ giữa Viện và các địa phương trong vùng được duy trì hiệu quả. Thạc sĩ Lê Văn Tạo, Trưởng phòng Điều hành Sản xuất Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: “Hằng năm, Viện đã sản xuất và cung ứng hàng chục tấn lúa giống siêu nguyên chủng, hàng ngàn tấn giống nguyên chủng và xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các địa phương, doanh nghiệp và nông dân, góp phần đưa tổng diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn từ dưới 10% năm 1999 lên trên 34% như hiện nay. Từ đó góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và tăng tính cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam”.

Qua thống kê của Cục Trồng trọt, trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện Lúa ĐBSCL đã đóng góp 5 giống. Tại ĐBSCL, trong 10 giống được trồng phổ biến nhất có 8 giống do Viện chọn tạo, chiếm gần 70% diện tích gieo trồng.

Tập trung khâu giống và khoa học kỹ thuật

Hằng năm, Viện Lúa ĐBSCL đã góp phần cung ứng giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng cho hệ thống giống lúa “3 cấp” của TP Cần Thơ để nhân ra giống xác nhận phục vụ sản xuất lúa của nông dân. Đặc biệt, Viện Lúa còn có bề dày nghiên cứu ứng dụng quy trình kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” cùng Viện Lúa Quốc tế IRRI và Cần Thơ chính là cái nôi đầu tiên áp dụng kỹ thuật này trước khi được nhân rộng ra cả nước.

Viện Lúa cũng tích cực hỗ trợ thành phố trong việc chuyển giao quy trình nuôi cấy nấm xanh và nhân rộng mô hình để giúp nông dân, phòng trừ sâu, rầy hại lúa, canh tác lúa thân thiện với môi trường. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: “Theo Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 – 2020, TP Cần Thơ, định hướng hình thành các vùng canh tác lúa tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và sản xuất giống lúa cung ứng cho các địa phương trong vùng.

Trong đó, sẽ có sự tham gia hỗ trợ của Viện Lúa ĐBSCL trong việc tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất của nền nông nghiệp công nghệ cao, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác lúa, sản xuất lúa giống đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Song song đó, ngành nông nghiệp thành phố cũng mong muốn Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu ra các giống lúa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu để nâng cao giá trị của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới”.

Đối với nền nông nghiệp hiện đại, việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường sinh thái nông nghiệp, bảo tồn quỹ gien có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Đây cũng là một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng của Viện Lúa ĐBSCL. Theo ông Nguyễn Minh Thế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, sản xuất nông nghiệp hiện nay rất chú trọng giảm thiểu các tác động đến môi trường đất, nước, không khí, giảm phát thải khí nhà kính.

Vì thế, thành phố cũng mong muốn tăng cường hợp tác với Viện Lúa trong các chương trình dự án sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu hướng đến nền nông nghiệp tăng trưởng xanh và bền vững.

Mới đây, tại buổi làm việc với Viện Lúa ĐBSCL về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác nghiên cứu khoa học của đơn vị, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ Phạm Gia Túc khẳng định: “Để ngành nông nghiệp TP Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung có bước phát triển vượt bậc, đòi hỏi phải có sự gắn kết “4 nhà”.

Trong đó, vai trò của các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL là rất quan trọng. Vì thế, thành phố mong muốn Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục đóng góp thêm nhiều thành quả cho công tác chọn tạo giống lúa, nghiên cứu hoàn thiện các quy trình sản xuất tiên tiến để chuyển giao cho nông dân trong và ngoài địa bàn TP Cần Thơ. Đặc biệt là tham gia vào mối liên kết “4 nhà” để nâng cao chuỗi giá trị sản xuất lúa cho TP Cần Thơ và vùng ĐBSCL”.

Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được và đáp ứng yêu cầu phát triển mới, thời gian tới, Viện Lúa ĐBSCL đặt mục tiêu nỗ lực phấn đấu trở thành Trung tâm nghiên cứu Lúa đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đủ năng lực giải quyết những vấn đề lớn đặt ra trong phát triển nông nghiệp của vùng và của cả nước.

Song song đó, với vai trò là cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn TP Cần Thơ, Viện Lúa sẽ tích cực hỗ trợ cho thành phố trong các chương trình, dự án về nông nghiệp để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại như mục tiêu đã đề ra.

Nguồn bài viết: http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&id=157213


Có thể bạn quan tâm

Bất Ổn Nuôi Tôm Công Nghiệp Ngoài Quy Hoạch Bất Ổn Nuôi Tôm Công Nghiệp Ngoài Quy Hoạch

Chúng tôi về Tân Lộc Đông - xã nuôi tôm sú đầu tiên của vùng ngọt hóa huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Tới địa bàn ấp 4 rồi qua ấp 6, tiếng máy dầu ình ịch vang đều khắp xóm. Lê Văn Hồng - cán bộ xã đi cùng nói, đó là động cơ sử dụng nhiên liệu để hộ nuôi công nghiệp chạy quạt nước tạo ô xy cho đầm tôm. Nhiều hộ bỗng giàu lên cũng nhờ nuôi thứ ấy.

02/03/2015
Quảng Ninh Sản Phẩm Sạch Của HTX Đức Thịnh Quảng Ninh Sản Phẩm Sạch Của HTX Đức Thịnh

Chỉ sau 2 năm nuôi hàng chục loại cá như cá song chấm, song hoa, hồng đỏ, cá giò, cá thác, hồng mỹ… cho hiệu quả kinh tế cao, ông đã tích luỹ được vốn liếng kha khá để rồi đầu tư tiếp 20 cây vàng đóng thêm nhà bè mới, nâng tổng số diện tích nuôi trồng lên 24 ô lồng toàn bằng gỗ táu có thể chịu được gió bão cấp 11, cấp 12. Hiện gia đình có 30 ô lồng nuôi cá.

02/03/2015
Hai Tháng Đầu Năm 2015, Bình Định Khai Thác Thủy Sản Đạt 16.060 Tấn Hai Tháng Đầu Năm 2015, Bình Định Khai Thác Thủy Sản Đạt 16.060 Tấn

Theo Sở NN-PTNT, hai tháng đầu năm nay, hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có chuyển biến tích cực với sản lượng khai thác trong hai tháng đạt 16.060 tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 1.240 tấn, tăng 45,9% so với cùng kỳ.

02/03/2015
Cảng Cá Hòn Rớ Thành Phố Nha Trang Mỗi Ngày Có Gần 10 Tàu Đón Tết Trên Biển Trở Về Cảng Cá Hòn Rớ Thành Phố Nha Trang Mỗi Ngày Có Gần 10 Tàu Đón Tết Trên Biển Trở Về

Cá ngừ đại dương được thương lái và các doanh nghiệp thu mua ngay tại cảng với giá từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, cá loại 1 giảm từ 5 - 10% so với trước Tết, mỗi tàu thu về từ 150 triệu đến gần 400 triệu đồng. Với giá cá như hiện nay, giá dầu giảm, hầu hết các tàu đều có lãi hoặc hòa vốn.

02/03/2015
Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ Chuyện Về Những Chủ Ong Trẻ

Dak Lak là một trong những địa phương có ngành ong mật phát triển hàng đầu cả nước với khoảng 1.500 hộ nuôi ong, sản lượng xuất khẩu các sản phẩm ong năm 2014 đạt 7.000 tấn. Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi sự chịu khó, chăm chỉ và cẩn thận, nên phù hợp với người lớn tuổi; tuy nhiên những năm gần đây, có nhiều chủ ong trẻ là những thanh niên đã biết vươn lên làm giàu từ nghề này.

02/03/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.