Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn
Hiện ông Buôl là chủ nhân của 3 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota của Nhật, cộng với phương tiện chuyên vận tải lúa trị giá gần 2 tỷ đồng. Ông Buôl chia sẻ: “Nhà có 7,5ha ruộng nhưng ở nhiều khu vực khác nhau, mỗi lần vào vụ thu hoạch rất vất vả khi kiếm nhân công. Giá công gặt tăng từng ngày, có khi lúa đã chín vàng đồng nhưng phải chờ 5-7 ngày mới thu hoạch được là chuyện thường. Đó cũng là cảnh ngộ của nhiều hộ làm lúa trong vùng...”.
Năm 2010, ông Buôl đem tiền dành dụm bấy lâu của gia đình, vay thêm ngân hàng được gần 500 triệu đồng để mua một chiếc máy gặt đập liên hợp. Ngoài gặt lúa cho gia đình, ông còn mang máy đi gặt mướn cho bà con trong huyện. Có tích lũy, sang năm 2011, ông lại tiếp tục mua thêm 1 chiếc máy nữa, trị giá hơn 500 triệu đồng và mở rộng việc gặt mướn qua các huyện, tỉnh lân cận.
Theo ông Buôl, khi quyết định mua máy, ông cũng đã nghiên cứu, xem xét nhiều góc độ từ thực tế sản xuất lúa. Ông còn cho con trai đi làm thuê cho các chủ máy gặt ở các vùng khác để học hỏi.
Với 3 chiếc máy gặt đập liên hợp, mỗi chiếc có thể gặt khoảng 600 công/vụ, mỗi năm 3 chiếc có thể gặt hơn 5.000 công lúa, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Buôl thu lợi nhuận từ gặt thuê hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, với diện tích lúa 3 vụ, gia đình ông Buôl có tổng thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Không chỉ có thu nhập cao cho gia đình, ông Buôl còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Trung bình người làm công với các việc như điều khiển máy gặt, hứng lúa có thu nhập trung bình từ 200.000-250.000 đồng/ngày khi vào vụ. Hiện ông Buôl sử dụng khoảng 20 nhân công thường xuyên.
Related news
Từ tháng 11 đến tháng Giêng, đưa ong vào Bình Phước lấy mật hoa điều, cao su; đến tháng 2 lên Tây nguyên lấy mật hoa cà phê; tháng 5 ra Bắc lấy mật hoa vải... đó là chu kỳ trong năm của những người nuôi ong lấy mật.
Một chú gà trống trưởng thành có trọng lượng từ 4,5 - 6kg với đôi chân khỏe, dáng hình cao to thể hiện uy lực dũng mãnh, nên rất được dân gian lựa chọn làm lễ vật cúng tế. Thông tin trên các trang mạng cho hay, mỗi chú gà trống trưởng thành có dáng đẹp giá lên tới chục triệu đồng.
Theo Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Đạ Tẻh có 55 hộ dân đã được ngành chức năng các cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi động vật hoang dã, gồm: Gấu ngựa 1 con, heo rừng lai 102 con, nhím 372 con, cá sấu nước ngọt 47 con, kỳ đà vân 14 con, chim trĩ đỏ 33 con, dúi 100 con.
Ông Hoàng Văn Sử, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Nhà nhà nuôi lợn đón Tết đã trở thành phong trào trong toàn xã. Không nuôi vì mục đích kinh tế, chỉ mong cái Tết thêm an toàn, đầm ấm, vui vẻ. Mấy năm trở lại đây, tục ăn đụng thịt lợn trên địa bàn trở lại như Tết xưa”.
Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.