Thành tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống

Ông là Đinh Văn Thiểm, 59 tuổi, thôn Nhân Nghĩa, xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định).
Biến thùng vũng thành trang trại tiền tỷ
Trang trại của ông Thiểm nằm ngay dưới chân đê thôn Nam Thịnh, xã Hoàng Nam. Ông Thiểm kể, gia đình ông vốn nghèo, năm 1974 tròn 18 tuổi, ông lên đường nhập ngũ thuộc Quân đoàn 3, Tây Nguyên. Năm 1982 ông về phục viên.
Sau khi về quê, khoảng năm 1999 ông đi qua xã Hoàng Nam, nhìn từ trên đê thấy còn rất nhiều diện tích thùng vũng, gò gạch bỏ hoang.
Sau mấy đêm suy nghĩ ông viết đơn xin chính quyền hai xã Hoàng Nam và Nghĩa Thái cho thầu 2,5ha để cải tạo làm trang trại. Cả nhà tập trung đào ao thả cá, chăn nuôi gia cầm, không khí trong lành, vật nuôi lớn như thổi. Năm 2000, ông Thiểm vinh dự đại diện cho xã, huyện dự hội nghị toàn tỉnh về mô hình chuyển đổi tiêu biểu đạt 50 triệu đồng/ha/năm.
Ông Đinh Văn Thiểm đang kiểm tra lợn giống trước khi xuất chuồng.
Đang ăn nên làm ra, năm 2005 bỗng đại dịch cúm gia cầm H5N1 ập đến và trang trại ông Thiểm cũng không phải ngoại lệ, cắn răng tiêu hủy 50 tấn gia cầm, thiệt hại cả tỷ đồng. Ông Thiểm vượt khó bằng cách “lấy ngắn, nuôi dài”, lấy con này nuôi con kia”.
Ông nuôi cá để có tiền gây lại đàn gà và có lúc đàn gà của ông lên tới 3.000 con, chưa nói đến 4.000 con vịt, lại lãi mỗi năm dăm ba trăm triệu đồng. Năm 2010 ông chia tay với gà, vịt, đầu tư nuôi lợn.
Tỷ phú từ mô hình lai tạo lợn giống
Đầu tiên ông Thiểm nuôi nuôi lợn cỏ. Thấy lợn ăn khỏe, ông càng thúc cho ăn thêm. Hậu quả đàn lợn của ông béo múp, thương lái chê mỡ, nên đành bán giá thấp, lỗ ròng hơn nửa tỷ đồng.
Tìm hiểu, ông thấy nuôi lợn Tây rất tốt, vì giống lợn này khỏe, to, tỷ lệ nạc cao, đặc biệt giá bán thường cao hơn lợn thường 4 – 5 giá.
Tránh phụ thuộc con giống, ông mua 20 con lợn mẹ giống Đan Mạch, Nga, Đức và bố là giống Mỹ, Canada để tạo ra con lai giống Tây. Lấy chính lợn giống này nuôi, vài lứa, hiệu quả rất tốt, bởi lợn khỏe, ít bệnh tật, tiêu hao thức ăn ít.
Hiện ông có 200 con lợn nái và hơn 10 con lợn đực giống, mỗi năm xuất bán khoảng 3.000 – 3.500 con lợn giống, trung bình 1,4 – 1,8 triệu đồng/con
. Bên cạnh đó, trang trại còn bán ra khoảng 60 tấn lợn thịt, 10 tấn cá giống. Trang trại của ông đang tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, với thu nhập 4 – 5 triệu đồng/người/tháng.
Tiếng lành đồn xa, hiện lợn giống, cá giống của ông không chỉ được bán cho các huyện lân cận, mà còn có mặt ở Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương… Khách hàng muốn mua lợn giống phải đặt trước 1 tháng, vì cứ đẻ ra lứa nào hết lứa đó.
Chỉ tay vào khu chuồng hiện đại, ông Thiểm khoe: “Mỗi ô chuồng đầu tư hết 6 triệu đồng đấy. Trang trại của tôi không có mùi bởi chất thải được lắng bằng bể lắng nhiều ngăn, chạy dài, dạng bể phốt nên khi nước ra điểm cuối đã hết mùi rồi”.
Ngoài việc tham gia hướng dẫn, trao đổi kỹ thuật chăn nuôi, xây chuồng trại cho bà con xóm giềng, từ năm 2012 đến nay, ông Thiểm còn hỗ trợ 50 triệu đồng để xây dựng nhà văn hóa thôn Nhân Nghĩa, 50 triệu đồng làm đường bê tông nông thôn...
Related news

Giá gà tăng đột biến do dịp cuối năm, nhu cầu mua loại gà đặc sản này làm quà biếu tăng cao. Gà biếu thường được bán theo cặp, trung bình từ 6 - 10 kg/cặp. Theo đó, gà Đông Tảo có giá từ 3 - 5 triệu đồng/cặp. Điểm đặc biệt của gà Đông Tảo là cặp chân “voi”, chân càng to càng được thị trường ưa chuộng. Khách đặt mua chủ yếu là ở Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận.

Mở đầu vụ sản xuất năm 2015, chỉ trong 19 ngày đầu tháng 1, Vinamilk thu mua gần 12.000 tấn sữa, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, riêng khu vực TPHCM và phụ cận, trong những ngày đầu năm 2015, Vinamilk thu mua hơn 7.500 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ.

Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đang đến gần. Đây là thời điểm lượng hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu này, việc bảo đảm cân đối nguồn cung - cầu thịt heo trong dịp tết đã được các cơ quan chức năng, ngành chăn nuôi, siêu thị, trung tâm thương mại tăng cường.

Qua quá trình nuôi bê trên đệm lót sinh học, ông Minh thấy hình thức nuôi này có nhiều ưu điểm nổi bật như: chuồng bê hoàn toàn không có mùi hôi thối, phân bê thải ra được xử lý ngay bởi đệm lót. Nếu như trước kia ông nuôi bê trên nền xi măng, đến ngày thứ 2 đã phải tắm cho bê vì phân thải ra hàng ngày dính bẩn trên cơ thể, làm cho bê bị dễ bị lạnh, dễ phát sinh bệnh hô hấp, tiêu chảy, thì nay ông nuôi bê không cần phải tắm.

Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.