Thanh Thủy Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Lúa Tái Sinh
Lúa tái sinh, lúa chét, lúa gie… tùy theo cách gọi của từng địa phương, nhưng đều có đặc điểm chung là tận dụng ruộng đã thu hoạch vụ trước, chăm sóc để cây lúa tái sinh, sau khoảng 40-45 ngày thì thu hoạch. Tuy năng suất không cao bằng lúa chính vụ, nhưng với khoảng thời gian ngắn, lại không phải đầu tư giống, công gieo cấy, mỗi sào chỉ bón ít phân là cho thu hoạch.
Những ruộng tốt có thể cho năng suất 70-80 kg sào, tương đương 1,8 đến 2 tấn/ha; nơi kém cũng có thể thu được 40-50 kg, trung bình 50-60 kg/sào. Ngoài ưu điểm đầu tư thấp, thời gian thu hoạch nhanh, lúa chét còn cho gạo rất ngon. Tùy theo giống cấy, nhưng do cây lúa tái sinh mọc tự nhiên, hạt thóc được thụ hưởng đầy đủ các tố chất của tự nhiên nên bao giờ gạo từ lúa tái sinh cũng ngon, đặm hơn so với hạt thóc thu từ sản xuất chính vụ.
Từ lâu lúa tái sinh đã được người dân nhiều vùng chiêm trũng tận dụng để tăng thu nhập; từ ba bốn năm nay Thanh Thủy đã thử nghiệm mô hình lúa tái sinh ở các xã vùng trũng như Đoan Hạ, Bảo Yên, Hoàng Xá… quy mô từ vài chục đến vài trăm ha. Trạm khuyến nông huyện đã nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật phổ biến đến nông dân.
Theo đó khi thu hoạch lúa chiêm xuân quản lý chặt chẽ vùng chiêm trũng, hạn chế làm dập rạ, không thả giông trâu bò, gia súc vào phá ruộng gặt, sau thu hoạch bón thêm mỗi sào 3-4 kg phân đạm, duy trì mực nước vừa phải để cây lúa sinh trưởng trổ bông kết hạt. Tiếp nối thành công vụ xuân hè năm 2012, năm nay Thanh Thủy đã mở rộng diện tích lúa chét lên trên 500 ha ở các xã có diện tích đồng chiêm trũng (ruộng cấy một vụ lúa).
Năm nay do thời điểm duy trì lúa tái sinh trời ít mưa, một số chân ruộng thiếu nước nên năng suất không cao bằng năm 2012. Theo đánh giá của huyện những chân lúa tái sinh tốt vụ này cho năng suất 50-60 kg/sào, phổ biến 40-50 kg. Tuy năng suất chưa cao bằng năm trước nhưng với kết quả này vụ lúa tái sinh năm nay huyện thu hoạch khoảng trên 800 tấn thóc. Đây là nguồn lương thực quý không chỉ bổ sung vào quỹ lương thực của huyện, mà còn từng bước tạo sản phẩm đặc sản phục vụ du lịch đang mở rộng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Đứng trước báo động đỏ về dịch bệnh tôm nuôi, nhiều năm qua ngành nông nghiệp đề ra nhiều giải pháp để loại trừ tôm giống kém chất lượng, song vẫn chưa thực hiện được.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên đầm nước mặn Sa Huỳnh lo lắng vì kẻ gian cắt lồng bè nuôi cá của một số hộ nuôi gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Tuy vào vụ gần 2 tháng và bệnh sữa trên con tôm không còn phức tạp như năm trước, nhưng tình trạng tôm chết rải rác vẫn còn xảy ra, vì vậy vấn đề dịch bệnh đang là nỗi lo thường trực của người nuôi tôm hùm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa).
Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.
Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.