300 ha sản xuất lúa hè thu ở Hương Khê thiếu nước gieo cấy

Riêng đập dâng Sông Tiêm, mực nước xuống đến cao trình +30,8m/31,5m theo thiết kế, lưu lượng qua 2 cống tưới chỉ đạt 40% thiết kế. Vì vậy, việc lấy nước phục vụ sản xuất hè thu cho các xã cuối kênh đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, có ít nhất 300 ha lúa hè thu bị thiếu nước để gieo cấy.
Hiện nay, Hương Khê đang chỉ đạo các địa phương thực hiện chuyển đổi các diện tích lúa hè thu không chủ động nước sang cây trồng cạn nhằm ứng phó an toàn nhất với diễn biến của biến đổi khí hậu.
Được biết, vụ hè thu 2015, toàn huyện Hương Khê gieo cấy 1.500 ha. Đến thời điểm này, huyện đã gieo cấy được 300 ha, đạt 20% tổng diện tích gieo cấy.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.

Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.

Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.

Thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong 2 năm qua, tỉnh Bình Dương có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao, cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm.

Ngoài các loại rau tươi theo mùa, một số hoa quả như mãng cầu, vải, xoài, chôm chôm... cũng đang có nhu cầu cao tại thị trường này.