Thành Phố Sa Đéc Cần Đẩy Mạnh Liên Kết Vùng Để Phát Triển

Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương tại tỉnh Đồng Tháp do Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với TP.Sa Đéc về các nội dung phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong năm 2014 và định hướng phát triển thành phố hoa của địa phương trong thời gian tới.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong Đoàn công tác đánh giá cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.Sa Đéc. Về định hướng xây dựng thành phố hoa Sa Đéc, Vụ Trưởng Vụ Địa phương - Ban Kinh tế Trung ương Vũ Trọng Bình cho rằng: Để phát triển trở thành thành phố hoa, Sa Đéc phải xác định sẽ tập trung trồng các giống hoa nào, cần xác định rõ nhu cầu của khách hàng và phân khúc thị trường trước khi cho sản xuất.
Về phát triển du lịch, Vụ trưởng lưu ý với Sa Đéc nên kết hợp trồng hoa ở các khu di tích để tạo điểm nhấn trong thành phố hoa. Đồng thời, địa phương cần thực hiện cuộc vận động toàn dân để toàn thể nhân dân có ý thức cùng nhau chung tay phát triển du lịch.
Trong phát biểu của mình, đồng chí Lê Vĩnh Tân thống nhất với định hướng phát triển của thành phố cũng như đánh giá cao vai trò nòng cốt của TP.Sa Đéc trong phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp. Đồng chí Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh, thời gian tới ngoài việc tập trung khai thác thế mạnh về hoa, các danh lam, thắng cảnh để phục vụ du lịch thì Sa Đéc phải tập trung khai thác nông nghiệp theo chiều sâu.
Cụ thể là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến hoa sau thu hoạch... Để sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra, thời gian tới ngoài việc tập trung phát huy tiềm lực nội tại, Sa Đéc nên hợp tác với các địa phương xung quanh để cùng liên kết vùng và kêu gọi đầu tư từ xã hội để phát triển.
Dịp này, Đoàn đến thăm Công ty Ứng dụng công nghệ sinh học Hoa Lan Anh tại khóm Sa Nhiên, phường Tân Qui Đông.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187BD3/Thanh_pho_Sa_Dec_can_day_manh_lien_ket_vung_de_phat_trien.aspx
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tiêu đen xuất khẩu của Việt Nam 3 tháng đầu năm tăng so với cùng kì nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với thế giới.

Ông Trần Văn Hùng, nông dân xã Thuận Thới, cho biết: “Tôi có ba công ruộng nhưng nhiều năm liền không khá lên nổi. Thấy nhiều người chuyển sang trồng cam sành trúng lớn, lợi nhuận thu được gấp 10 lần trồng lúa nên tôi cũng bỏ lúa chạy theo cam sành”. Theo ông Hùng, mấy năm gần đây vào vụ nghịch giá cam loại 1 có lúc được thương lái mua tại ruộng 30.000-33.000 đồng/kg, giá bèo cũng từ 25.000 đồng/kg nên người trồng cam lãi lớn

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.