Thanh Long Xuất Khẩu Vào Thị Trường Khó Tính Còn Ít
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), năm 2013, trong số gần 400.000 tấn thanh long được thu hoạch chỉ có 2.600 tấn XK qua Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
Sở dĩ số lượng thanh long Việt Nam xuất qua những thị trường trên ít như vậy là do yêu cầu khắt khe về BVTV.
Theo Vinafruit, mỗi ki lô gam thanh long khi XK qua các thị trường khó tính kể trên thường có giá cao hơn nhiều lần so với xuất sang Trung Quốc, nhưng đổi lại, để trái thanh long vào được Mỹ, DN phải đem sản phẩm này đi chiếu xạ, còn vào Nhật phải xử lý hơi nóng và một khi trong lô hàng bị phát hiện một trái vẫn còn ruồi đục trái lập tức cả lô bị trả về.
Vì thế, trong số 400.000 tấn thanh long sản xuất mỗi năm của Việt Nam, có khoảng 90% là XK sang Trung Quốc. Tuy nhiên, mới đây, Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết, đã có một số lô hàng trái cây, trong đó có thanh long của Việt Nam XK sang Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc BVTV quá mức quy định.
Theo Vinafruit, để đa dạng thị trường, có thêm thị trường mới, điều bắt buộc là trái thanh long phải xử lý được sâu đục trái. Vì thế, người trồng thanh long kỳ vọng một khi Việt Nam có thể kiểm soát được ruồi đục trái nhờ biện phát chiếu xạ sẽ giúp trái thanh long sẽ có mặt ở những thị trường mới, số lượng XK cũng lớn hơn.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, sản lượng vải sớm của tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ hết, khoảng 26.300 tấn. Vải muộn bắt đầu thu hoạch. Trung bình toàn tỉnh tiêu thụ khoảng 4.000 tấn/ngày.
Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng.
Là một địa phương có nhiều đời gắn bó với nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển, nên trước đây, người dân làng biển Công giáo Xuân Hoà, Quảng Xuân, Quảng Trạch vốn khá xa lạ với việc nuôi trồng thuỷ sản.
Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Thời gian gần đây ở An Giang, mô hình ương nuôi cá lóc giống phát triển rất mạnh ở nông thôn nên rộ lên phong trào lấy đất nông nghiệp để đào ao, vuông. Với cách làm tự phát này, có thể nông dân sẽ giẫm lên “vết xe đổ” của con cá tra cách đây không lâu, khi khủng hoảng thừa sản phẩm.