Thanh Long Xuất Khẩu Vào Thị Trường Khó Tính Còn Ít

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), năm 2013, trong số gần 400.000 tấn thanh long được thu hoạch chỉ có 2.600 tấn XK qua Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
Sở dĩ số lượng thanh long Việt Nam xuất qua những thị trường trên ít như vậy là do yêu cầu khắt khe về BVTV.
Theo Vinafruit, mỗi ki lô gam thanh long khi XK qua các thị trường khó tính kể trên thường có giá cao hơn nhiều lần so với xuất sang Trung Quốc, nhưng đổi lại, để trái thanh long vào được Mỹ, DN phải đem sản phẩm này đi chiếu xạ, còn vào Nhật phải xử lý hơi nóng và một khi trong lô hàng bị phát hiện một trái vẫn còn ruồi đục trái lập tức cả lô bị trả về.
Vì thế, trong số 400.000 tấn thanh long sản xuất mỗi năm của Việt Nam, có khoảng 90% là XK sang Trung Quốc. Tuy nhiên, mới đây, Tổng cục Giám sát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết, đã có một số lô hàng trái cây, trong đó có thanh long của Việt Nam XK sang Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc BVTV quá mức quy định.
Theo Vinafruit, để đa dạng thị trường, có thêm thị trường mới, điều bắt buộc là trái thanh long phải xử lý được sâu đục trái. Vì thế, người trồng thanh long kỳ vọng một khi Việt Nam có thể kiểm soát được ruồi đục trái nhờ biện phát chiếu xạ sẽ giúp trái thanh long sẽ có mặt ở những thị trường mới, số lượng XK cũng lớn hơn.
Related news

Vụ mùa năm 2015 diễn ra trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng và hạn kéo dài từ cuối tháng 6 đến trung tuần tháng 7, diện tích lúa kém phát triển do hạn đã diễn ra, nhất là đối với diện tích lúa gieo thẳng.

Lúa Nàng Nhen Bảy Núi (thường gọi Nàng Nhen) là một trong những giống lúa truyền thống đã có từ hàng trăm năm của người Khmer Bảy Núi (An Giang) vừa được quy hoạch trồng thêm trên 300 ha tại huyện Tịnh Biên.

Giá rau xanh tại các chợ tăng mạnh Liên tiếp những trận mưa to trong suốt tháng 7 vừa qua khiến một số vùng trồng rau lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu bị dập nát, chậm lớn làm nguồn cung rau tại địa phương giảm, giá rau tăng từ 30 - 40% so với cách đây 1 tháng.

Với diện tích hơn 12.000 ha, mì là một trong những loại cây trồng chủ lực của huyện Krông Pa (Gia Lai) trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, do thời tiết diễn biến thất thường, một vài năm gần đây, trên cây mì liên tiếp xuất hiện nhiều loại sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng năng suất.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học- Công nghệ) vừa chuyển giao kỹ thuật trồng nấm bào ngư và nấm linh chi cho nông dân với nguyên liệu chính sản xuất phôi nấm từ mạt cưa. Mô hình đã tạo sự quan tâm của rất nhiều nông dân, bởi ít tốn công và chi phí đầu tư.