Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Khoai Mỡ Mang Phồn Thịnh Về Đồng Tháp Mười

Cây Khoai Mỡ Mang Phồn Thịnh Về Đồng Tháp Mười
Ngày đăng: 09/04/2013

Tháng 4, ĐBSCL vào cao điểm mùa khô, đồng thời cũng trùng với thời kỳ thu hoạch rộ khoai mỡ trên Đồng Tháp Mười. Thích hợp với thổ nhưỡng vùng đất nhiễm phèn, thiên nhiên khắc nghiệt, dễ trồng, dễ chăm sóc, khoai mỡ là cây trồng giúp bà con miền đất mới dựng nên cơ nghiệp.

Ở Tiền Giang, huyện Tân Phước là nơi duy nhất trong tỉnh có vùng trồng khoai mỡ chuyên canh rộng hàng ngàn ha nằm trên địa bàn các xã: Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Phú Mỹ... Khoai mỡ Tân Phước từ lâu nổi tiếng về chất lượng. Các giống khoai tím than, tím bông lau, phục linh... luôn khẳng định được thương hiệu và uy tín, thị trường hết sức ưa chuộng. Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước; trước đây, trồng khoai mỡ thường lệ thuộc vào thiên nhiên, canh tác theo tập quán và kinh nghiệm, năng suất bấp bênh.

Những năm nước lũ lớn hoặc lũ về sớm, về muộn đều ảnh hưởng đến thời vụ trồng khoai bởi thiếu hệ thống đê bao bảo vệ trong lúc Tân Phước vốn được xem là “rốn lũ” Đồng Tháp Mười của Tiền Giang. Trong những năm gần đây tỉnh đẩy mạnh cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học tiên tiến được áp dụng trong quá trình trồng và canh tác khoai mỡ nên đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhất là hệ thống đê bao ngăn lũ được hoàn thiện, qui trình chăm sóc theo khoa học, phòng chống sâu bệnh cập nhật kịp thời giúp nông dân chủ động từ khâu mùa vụ sản xuất đến chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch khoai mỡ.

Vụ khoai mỡ năm 2013 được xem là thắng lợi của cư dân miền đất mới. Trong vụ này, nông dân Tân Phước xuống giống 738 ha; trong đó có 3 xã trồng nhiều nhất là: Phú Mỹ, Hưng Thạnh và Tân Hòa Đông. Tổng sản lượng có thể đạt hàng chục ngàn tấn khoai thương phẩm. Theo ông Huỳnh Văn Bườn, khoai mỡ trồng sau 4 tháng đến 4,5 tháng là thu hoạch, năng suất trung bình từ 12 – 15 tấn/ha. Với giá dao động từ 8.000 đ đến 12.000 đ/kg tùy thời điểm, mỗi ha khoai mỡ cho nông dân nguồn lợi hàng trăm triệu đồng.

Ngoài ra, từ khi Tân Phước kiện toàn mạng lưới đê bao ngăn lũ bảo vệ sản xuất, bà con chủ động được thời vụ trồng, chăm sóc và thu hoạch khoai mỡ cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng đặc sản. Nếu trước đây, sau tháng 10, 11 năm trước; khi nước lũ rút đi mới có thể xuống giống để đến tận tháng 4, 5 bắt đầu cho thu hoạch thì ngày nay nhờ hệ thống đê bao hoàn thiện nhiều nông dân chủ động xuống giống khoai mỡ sớm hơn để có thu hoạch thời điểm trước sau Tết Nguyên đán bán được giá cao. Trồng khoai mỡ vụ sớm cũng là một trong những cách làm giàu theo hướng “chung sống với lũ” khả thi của nhân dân Tân Phước hôm nay.

Anh Cao Văn Sáng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Mỹ, Tân Phước, nơi có diện tích khoai mỡ hàng trăm ha tập trung khu vực Đông kênh Lộ Mới cho biết, vụ khoai 2013, những trà khoai mỡ thu hoạch sớm đều trúng giá. Đầu vụ (khoảng tháng 2 dl) khoai mỡ có giá kỷ lục: 15.000 đ – 18.000 đ/kg, nông dân đạt tổng thu 150 triệu đồng – 200 triệu đồng/ha. Hiện nay, tuy khoai mỡ đã nhộn nhịp vào vụ thu hoạch rộ, có giảm giá nhưng vẫn còn giữ mức 6.500 đ – 7.000 đ/kg. Người trồng khoai mỡ phần lớn đều bội thu.

Trong năm qua, Tân Phước bình chọn được 2.412 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn huyện, chiếm 61,54% số hộ đã đăng ký; trong đó có nhiều hộ nông dân trồng và thâm canh khoai mỡ nổi tiếng như: Lê Việt Hà (Tân Hòa Đông,Tân Phước), Nguyễn Văn Hồng (Thạnh Mỹ, Tân Phước), Hai Bắc (Thạnh Mỹ), Phạm Văn Đực (Tân Hòa Đông, Tân Phước), Nguyễn Thanh Tùng (Thạnh Mỹ, Tân Phước),... Họ đều có điểm chung là thời trước nghèo khó, thiếu thốn, vất vả, hưởng ứng chủ trương của nhà nước vào khai hoang lập nghiệp trên Đồng Tháp Mười (Tân Phước) và trồng khoai mỡ thâm canh nên không những thoát nghèo, mà họ còn thành hộ giàu, là tấm gương sáng về cần cù, vượt khó trong việc lập thân lập nghiệp ở nơi thiên nhiên hết sức khắc nghiệt “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội tựa bánh canh”.

Anh Nguyễn Văn Hồng (sinh năm 1971, cư ngụ tại xã Thạnh Mỹ, huyện Tân Phước) được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh cho biết: Gia đình anh canh tác khoảng 3 ha khoai mỡ. Trong vụ khoai mỡ 2013 anh đạt sản lượng không dưới 30 tấn củ. Nhờ nhiều năm nay gắn bó với cây khoai mỡ nên gia đình anh đã thoát khỏi tình trạng bấp bênh trong cuộc sống, có thu nhập ổn định, xây cất nhà cửa khang trang và an cư lạc nghiệp...

Hiện nay, nhiều mô hình mới trên lĩnh vực thâm canh khoai mỡ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn đang được nhân rộng tại Tân Phước. Đó là các mô hình: khoai mỡ kết hợp khóm (dứa), khoai mỡ kết hợp luân canh cây lạc, chuyên canh khoai mỡ trong đê bao... có giá trị kinh tế cao. Cây khoai mỡ đang phát huy vai trò cây trồng chủ lực, sớm giúp nông dân Đồng Tháp Mười hôm nay an cư lạc nghiệp và diện mạo nông thôn mỗi ngày mỗi thêm phồn thịnh.


Có thể bạn quan tâm

Phát hiện heo, gà nhiễm khuẩn Salmonella tại Hà Nội, TP HCM Phát hiện heo, gà nhiễm khuẩn Salmonella tại Hà Nội, TP HCM

Theo báo cáo mới nhất của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, kết quả phân tích ngẫu nhiên mẫu thịt heo và gà ở hai thành phố lớn đều cho thấy các mẫu nhiễm khuẩn Salmonella (gây ngộ độc thực phẩm) với tỉ lệ khá cao, từ 10% đến 20%.

23/10/2015
Giá cao su lại giảm Giá cao su lại giảm

Trong hơn hai tuần qua, giá cao su trên thị trường thế giới giảm liên tiếp khiến giá cao su trong nước cũng giảm theo.

23/10/2015
Tràn ngập thịt gia súc gia cầm chứa chất cấm Tràn ngập thịt gia súc gia cầm chứa chất cấm

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi gia súc gia cầm không chỉ bùng phát ở các tỉnh, thành phía Nam mà đã lan sang cả khu vực miền Bắc.

23/10/2015
Công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ ở Lai Châu lúa và cây màu chịu hạn Công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ ở Lai Châu lúa và cây màu chịu hạn

Lai Châu có trên 19.000ha đất sản xuất lúa nước, trong đó chỉ có trên 6.000ha sản xuất 2 vụ lúa. Trong khoảng 13.000ha ruộng một vụ vẫn còn nhiều diện tích chỉ sản xuất một vụ lúa mùa rồi bỏ không.

23/10/2015
Nuôi tôm theo quy trình VietGAP ao sạch túi đầy Nuôi tôm theo quy trình VietGAP ao sạch túi đầy

Triển khai từ năm 2014, dự án nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện ở 6 tỉnh, thành phố với 9 mô hình đã thu được kết quả khả quan.

23/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.