Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Long Ruột Đỏ Dễ Trồng, Lãi Cao

Thanh Long Ruột Đỏ Dễ Trồng, Lãi Cao
Ngày đăng: 15/10/2013

Gia đình bác Nguyễn Văn Thanh ở thôn Đoàn Khê, xã Tiên Động (Tứ Kỳ - Hải Dương) có trang trại rộng khoảng 2,7 ha.

 Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh). Bác đã cải tạo một phần diện tích bờ vùng, phân chia thành 4 luống (mỗi luống rộng 2-3m, khoảng cách giữa các luống là 1,5-2 m) và trồng thử nghiệm 170 gốc. Một năm sau, thanh long bắt đầu cho thu hoạch, mỗi quả nặng 3,5-4 lạng. Với giá bán bình quân 45 nghìn đồng/kg loại to và 25 nghìn đồng/kg loại nhỏ, trong vụ đầu tiên trồng thử, gia đình bác đã thu về khoảng 80 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, bác Thanh tiếp tục nhân rộng mô hình lên 300 gốc. Năm 2012, tính bình quân mỗi gốc thanh long của gia đình bác cho thu 500 nghìn đồng. Đầu năm 2013, bác tiếp tục khai thác tối đa diện tích bờ vùng để trồng thêm gần 200 gốc thanh long ruột đỏ. Diện tích này đang sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến đầu năm 2014 sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Tổng cộng đến nay, gia đình bác Thanh trồng gần 500 gốc thanh long ruột đỏ.

Theo bác Thanh, trồng thanh long ruột đỏ ít tốn kém, ngoại trừ chi phí ban đầu như: mua giống, dựng trụ (cọc bê-tông để cho cành thanh long bám), còn lại gần như không phải mất thêm khoản nào khác. Do là họ xương rồng nên cây thanh long ruột đỏ thích hợp với nhiều loại đất, rất dễ trồng, chăm sóc, không tốn quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để giống cây ăn quả này phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng thì nên trồng ở những chân đất cao, tơi xốp, thông thoáng, tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời. Người trồng cũng cần nắm vững kiến thức, kỹ thuật chăm bón, tưới dưỡng và chủ động phòng, trừ một số loại bệnh thường gặp trên cây thanh long như: thối nhũn, nấm mốc. Hằng năm, vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài tới tháng 12. Mùa quả chín, cần chú ý quây lưới xung quanh khu vực trồng cây thanh long để tránh bị chim ăn. Mỗi gốc thanh long ruột đỏ có thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 10-15 năm.

Cũng theo bác Thanh, quả thanh long ruột đỏ tuy nhỏ nhưng hình thức đẹp, nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon và được nhiều người dân ưa chuộng hơn thanh long ruột trắng. Tuy nhiên, để mở rộng sản xuất giống cây ăn quả này thì phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định. Hiện nay, do không có tư thương về thu mua tại chỗ hoặc có mua nhưng giá thấp nên mỗi khi vào vụ thu hoạch, vợ chồng bác Thanh đều phải chuyên chở ra tận ngoài Quảng Ninh để đổ buôn.


Có thể bạn quan tâm

Không Thiếu Gạo Xuất Khẩu Không Thiếu Gạo Xuất Khẩu

Thị trường lúa gạo ĐBSCL đang nóng lên trước tin Việt Nam ký hợp đồng xuất 200.000 tấn gạo sang thị trường Philippines và tiếp theo là Indonesia.

24/09/2014
Gừng Được Giá Gừng Được Giá

Đồng bào dân tộc Mông ở các xã Na Ngoi, Huồi Tụ, Nậm Cắn, Tây Sơn… của huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang rất phấn khởi, bởi gừng tươi được giá, lại rất dễ tiêu thụ.

24/09/2014
Mường La (Sơn La) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Mường La (Sơn La) Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng

Phát huy lợi thế trong vùng hồ Thủy điện Sơn La và các công trình thủy điện trên địa bàn, những năm gần đây, huyện Mường La (Sơn La) chú trọng phát triển nghề nuôi cá lồng cho các xã vùng lòng hồ, tạo ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân...

25/09/2014
Những Quy Định Mới Của Luật Hiện Đại Hóa An Toàn Thực Phẩm Của Mỹ (FSMA) Những Quy Định Mới Của Luật Hiện Đại Hóa An Toàn Thực Phẩm Của Mỹ (FSMA)

Luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA) đã được Tổng thống Obama ký thành luật từ ngày 1/4/2011, nhưng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa đưa ra được các quy định cụ thể trong vòng 18 tháng sau khi đạo luật được thông qua.

25/09/2014
Việt Nam Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Sang Colombia Việt Nam Đứng Đầu Về Xuất Khẩu Sản Phẩm Cá Sang Colombia

Số liệu của Trung tâm kinh doanh ảo của Colombia (CVN) cho biết trong năm 2013, nước này nhập 78.000 tấn cá, trị giá 188 triệu USD, tăng 41% về khối lượng so với năm trước đó. Nổi lên trong các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Colombia có cá ngừ và cá tra, chiếm lần lượt 19% và 16% thị phần cá đông lạnh tại nước này.

25/09/2014