Thanh Long Ruột Đỏ Dễ Trồng, Lãi Cao
Gia đình bác Nguyễn Văn Thanh ở thôn Đoàn Khê, xã Tiên Động (Tứ Kỳ - Hải Dương) có trang trại rộng khoảng 2,7 ha.
Trong đó, gần 2 ha mặt nước được dùng để nuôi cá, còn lại diện tích trên bờ trồng cây ăn quả như: vải, nhãn... Đầu năm 2009, nhận thấy những cây trồng nêu trên không còn cho giá trị kinh tế cao như trước, bác Thanh đã phá bỏ và chuyển sang trồng thanh long ruột đỏ giống Đài Loan (nhập ở Quảng Ninh). Bác đã cải tạo một phần diện tích bờ vùng, phân chia thành 4 luống (mỗi luống rộng 2-3m, khoảng cách giữa các luống là 1,5-2 m) và trồng thử nghiệm 170 gốc. Một năm sau, thanh long bắt đầu cho thu hoạch, mỗi quả nặng 3,5-4 lạng. Với giá bán bình quân 45 nghìn đồng/kg loại to và 25 nghìn đồng/kg loại nhỏ, trong vụ đầu tiên trồng thử, gia đình bác đã thu về khoảng 80 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, bác Thanh tiếp tục nhân rộng mô hình lên 300 gốc. Năm 2012, tính bình quân mỗi gốc thanh long của gia đình bác cho thu 500 nghìn đồng. Đầu năm 2013, bác tiếp tục khai thác tối đa diện tích bờ vùng để trồng thêm gần 200 gốc thanh long ruột đỏ. Diện tích này đang sinh trưởng, phát triển tốt, dự kiến đầu năm 2014 sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Tổng cộng đến nay, gia đình bác Thanh trồng gần 500 gốc thanh long ruột đỏ.
Theo bác Thanh, trồng thanh long ruột đỏ ít tốn kém, ngoại trừ chi phí ban đầu như: mua giống, dựng trụ (cọc bê-tông để cho cành thanh long bám), còn lại gần như không phải mất thêm khoản nào khác. Do là họ xương rồng nên cây thanh long ruột đỏ thích hợp với nhiều loại đất, rất dễ trồng, chăm sóc, không tốn quá nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, để giống cây ăn quả này phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng thì nên trồng ở những chân đất cao, tơi xốp, thông thoáng, tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời. Người trồng cũng cần nắm vững kiến thức, kỹ thuật chăm bón, tưới dưỡng và chủ động phòng, trừ một số loại bệnh thường gặp trên cây thanh long như: thối nhũn, nấm mốc. Hằng năm, vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, nếu chăm sóc tốt có thể kéo dài tới tháng 12. Mùa quả chín, cần chú ý quây lưới xung quanh khu vực trồng cây thanh long để tránh bị chim ăn. Mỗi gốc thanh long ruột đỏ có thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 10-15 năm.
Cũng theo bác Thanh, quả thanh long ruột đỏ tuy nhỏ nhưng hình thức đẹp, nhiều chất dinh dưỡng, thơm ngon và được nhiều người dân ưa chuộng hơn thanh long ruột trắng. Tuy nhiên, để mở rộng sản xuất giống cây ăn quả này thì phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định. Hiện nay, do không có tư thương về thu mua tại chỗ hoặc có mua nhưng giá thấp nên mỗi khi vào vụ thu hoạch, vợ chồng bác Thanh đều phải chuyên chở ra tận ngoài Quảng Ninh để đổ buôn.
Related news
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều suy giảm.
Được sự hỗ trợ của chương trình khuyến nông, một số hộ dân tại xóm Lưu Xuân, xã Kỳ Tân (Nghệ An) đã mua giống nấm về trồng tại gia đình.
Huyện Cẩm Mỹ hiện phát triển được khoảng 4 ngàn hécta hồ tiêu, đứng đầu về diện tích tiêu của tỉnh Đồng Nai. Với định hướng phát triển cây tiêu theo hướng bền vững, nông dân Cẩm Mỹ đang chuyển dịch theo hướng trồng tiêu an toàn, trong đó có hơn 10 hécta tiêu được cấp chứng nhận GlobalGAP.
Ngày 13/10, Viện khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Sở KH-CN và UBND huyện Ngân Sơn đã tổ chức Hội nghị công bố Nhãn hiệu tập thể “Gạo nếp Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn” và Hội thảo đánh giá kết quả dự án, phương hướng phát triển thương hiệu sản phẩm.
Bắt đầu từ giữa tháng 10/2015, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt canh tác thử nghiệm các giống cà chua mới theo kỹ thuật canh tác hiện đại từ tỉnh Đông Flanders, Vương quốc Bỉ.