Xuất khẩu nông sản tiếp tục giảm, mới đạt gần 20 tỷ USD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ước tính, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8.2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2015 lên 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (33,1%), cao su (10,2%) và gạo (13,1%).
Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (29,39%).
Riêng các mặt hàng lâm sản chính tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014, ước đạt 4,52 tỷ USD.
Trong tháng 8, thị trường lúa gạo các tỉnh ĐBSCL vẫn chưa sôi động trở lại do hoạt động xuất khẩu gạo chậm chạp. Tuy nhiên, giá lúa Hè Thu tại một số tỉnh ở vựa lúa ĐBSCL trong 20 ngày đầu tháng 8.2015 đã tăng nhẹ do giá cám gạo đột ngột tăng lên.
Thanh long ở Bình Thuận liên tục rớt giá trong tháng qua khi vụ thu hoạch chính vào đợt cao điểm bắt đầu từ giữa tháng 7.
Thị trường cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL không có dấu hiệu khởi sắc, vẫn trầm lắng, giá giữ ở mức thấp và nhu cầu yếu.
Có thể bạn quan tâm

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao.

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An, TP. Cần Thơ và Vĩnh Long cũng đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, làm chết hàng loạt đàn gia cầm.

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.