Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh long Bình Thuận canh cánh đầu ra

Thanh long Bình Thuận canh cánh đầu ra
Ngày đăng: 01/06/2015

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận cho biết, theo quy hoạch, đến năm 2015, cây thanh long được chính quyền tỉnh phê duyệt là 15.000 ha nhưng hiện nay đất trồng thanh long chiếm khoảng hơn 22.000 ha. Diện tích thanh long đang cho trái hiện chiếm 17.000 ha/22.000 ha, mỗi năm thanh long của Bình Thuận đạt sản lượng khoảng 550.000 tấn, trong đó có khoảng 75% sản lượng được xuất sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Ông Lê Thanh Hải- Chủ nhiệm Hợp tác xã Dịch vụ Thanh long hữu cơ Phú Hội (huyện Hàm Thuận Nam)- cho biết, trong 6 tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá chỉ còn ½ so với năm rồi, khiến cho nhiều xã viên thất thu nặng. Hiện tại thanh long ruột trắng và ruột đỏ loại ngon giá 11.000 đồng/kg, loại trung bình chỉ còn 7.000 đồng/kg, làm cho nhiều bà con trồng thanh long đứng ngồi không yên. Hợp tác xã Phú Hội năm nay đạt sản lượng khoảng 3.000 tấn thanh long nhưng xuất đi Trung Quốc bị tắc do họ mua ép giá nên chưa biết cách gì để tiêu thụ cho hết số nông sản này.

Ông Lê Văn Thọ- chủ vườn thành long hơn 1 ha ở xã Hàm Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam cũng đang đứng ngồi không yên khi giá thanh long rớt mạnh mặc dù năm nay thời tiết thuận hòa, ít nấm bệnh nên được mùa.

Ông Thọ cho biết, vào dịp này thanh long đốt đèn (dùng đèn điện đốt sáng cho thanh long ra trái nghịch vụ) loại ngon bán tại vườn chỉ có 10.000 đồng/kg, riêng thanh long sắp vào vụ thu hoạch chính thương lái đặt giá có 7.000 đồng/kg. “Với giá bán như hiện nay nông dân còn thu hồi được vốn, sắp tới giá có thể còn hạ nữa vì thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc ăn hàng phập phù nên người trồng thanh long đang rối cho khâu bán”- ông Thọ chia sẻ.

Ông Mai Đình Lâm- Chủ vựa thu mua thanh long ở TP. Phan Thiết cho biết, giá thanh long ở Bình Thuận cao hay thấp đều do thương lái bên Trung Quốc đưa ra, người thu mua căn cứ vào giá này để mua của nông dân. Trong thời gian gần đây, giá thanh long hạ thấp là do thanh long chở ra cửa khẩu bị dồn ứ và thương lái ép giá.

Bà Nguyễn Thị Trinh- Chủ một công ty chuyên mua thanh long xuất khẩu cho biết, số lượng lớn thanh long Bình Thuận xuất đi Trung Quốc dưới dạng tiểu ngạch, do vậy tình trạng ép giá, ngưng mua hàng bất chợt thường xuyên xảy ra, trong khi muốn bán qua thị trường khác như Mỹ, châu Âu thì các DN nhỏ và vừa khó có điều kiện để tiếp cận.

Theo Sở Công Thương Bình Thuận, trái thanh long Bình Thuận xuất khẩu trước đây có thị trường Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Hà Lan, Singapore và hiện nay có thêm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Thanh long Bình Thuận hiện đã được nhiều nước trên thế giới biết đến nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường chính và nghịch lý ở thị trường này là người bán luôn luôn bị phụ thuộc từ khâu định giá, cách thức thu mua đến cả khâu thanh toán.

Bài toán “đầu ra” cho trái thanh long Bình Thuận đang là vấn đề bức bách cho cả người trồng lẫn người thu mua, xuất khẩu hiện nay. Chủ nhiệm Hợp tác xã Phú Hội- Lê Thanh Hải nói, người Bình Thuận đến nay đã trồng được thanh long chất lượng cao, đủ chuẩn để xuất khẩu đi các nước nhưng vẫn đang bí khâu bao tiêu sản phẩm.

Để tiêu thụ được một lượng thanh long rất lớn của Bình Thuận sắp vào vụ thu hoạch rộ, ông Hải mong muốn, chính quyền tỉnh Bình Thuận kết hợp với Bộ Công Thương, các ngành hàng, kênh phân phối sớm tìm thêm thị trường mới để giúp đỡ bà con nông dân giảm bớt sự thất bát đang đến rất gần.

Chính quyền tỉnh Bình Thuận khuyến cáo nông dân tập trung sản xuất thanh long sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, dán tem bảo hộ địa lý để tăng thêm giá trị cho mặt hàng này.

Mặt khác yêu cầu các sở ngành tổ chức tìm kiếm thị trường mới, khắc phục hàng rào kĩ thuật ngăn cản trái thanh long vào các thị trường cũ, yêu cầu doanh nghiệp tăng cường xuất chính ngạch khi bán hàng sang Trung Quốc…

Tuy nhiên những khuyến cáo nêu trên thực tế chưa giải quyết được cơ bản khâu tiêu thụ cho sản phẩm và nỗi khổ của người nông dân "được mùa mất giá", bán không ai mua vẫn chưa được giải tỏa.


Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ phát triển sản xuất nơi phát huy hiệu quả, chỗ còn lúng túng Hỗ trợ phát triển sản xuất nơi phát huy hiệu quả, chỗ còn lúng túng

Hỗ trợ phát triển sản xuất là một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình 135 trong việc nâng cao mức sống, giúp các hộ nghèo, cận nghèo các vùng đặc biệt khó khăn thoát nghèo bền vững.

12/10/2015
HDBank Quảng Ngãi triển khai gói cho vay sản xuất nông nghiệp HDBank Quảng Ngãi triển khai gói cho vay sản xuất nông nghiệp

Sáng 8.10, tại UBND xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh- Chi nhánh Quảng Ngãi (HDBank) đã tổ chức hội thảo khách hàng về triển khai gói tín dụng cho vay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

12/10/2015
Gia cố tàu bọc vỏ thép được vay 70% tổng giá trị nâng cấp Gia cố tàu bọc vỏ thép được vay 70% tổng giá trị nâng cấp

Đây là một trong những nội dung mới tại Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản vừa được Chính phủ ban hành.

12/10/2015
Thu mua hải sản trong đêm Thu mua hải sản trong đêm

Khi mọi nhà còn đang sâu giấc thì những người thu mua hải sản đã có mặt tại đìa, sẵn sàng với chuyến thu mua đêm để kịp đưa hải sản tươi ra chợ sớm…

12/10/2015
Nuôi thủy sản tập trung hướng phát triển kinh tế mũi nhọn ở Tân Yên Nuôi thủy sản tập trung hướng phát triển kinh tế mũi nhọn ở Tân Yên

Nuôi thủy sản thành vùng tập trung đang được coi là một trong những hướng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế ở huyện Tân Yên (Bắc Giang). Nghề này đã mang lại thu nhập cao cho người dân và góp phần tạo diện mạo nông thôn mới.

12/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.