Thành Lập Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế Đầu Tiên Tại Việt Nam

Trong khuôn khổ hội thảo “Tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới,” sáng 27/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và ông Robert Zeigler Tổng Giám đốc Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đã ký Biên bản thỏa thuận thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam.
Đây là trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế đầu tiên được Chính phủ Việt Nam chính thức công nhận, là nơi hỗ trợ giao lưu giữa các nhà khoa học của Việt Nam với các chuyên gia của Viện, thực hiện chiến lược ngành lúa gạo Việt Nam.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh, hơn 80% giống lúa được gieo trồng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có nguồn gốc từ các nghiên cứu và chọn lựa của IRRI. Cùng với đó, hiện ngành lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa giá trị trong ngành, do đó việc cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng gia tăng giá trị có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện thu nhập của người trồng lúa, nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp.
"Để làm được điều này, ngoài những yếu tố phát triển nội lực của ngành nông nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ cần có sự hỗ trợ cộng đồng quốc tế; trong đó có tổ chức IRRI,” Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Trong chương trình hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và IRRI cũng đã cùng thảo luận và thống nhất các chương trình, chiến lược hợp tác tổng thể hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành sản xuất lúa gạo.
Nội dung tập trung ưu tiên khoa học nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các loại giống lúa tốt, có chất lượng, phù hợp với từng vùng, miền là khâu đột phá trong định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam.
Tại các cuộc trao đổi và thảo luận hai bên đã thống nhất về sự hợp tác trong việc phát triển các giống lúa có giá trị xuất khẩu cao bằng việc áp dụng các kỹ thuật quản lý vụ mùa tiên tiến và tăng cường sử dụng máy móc và công nghệ.
Việc ký Biên bản thỏa thuận thành lập Trung tâm của Viện nghiên cứu lúa quốc tế tại Việt Nam lần này cũng góp phần khẳng định quyết tâm và cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và tổ chức IRRI trong việc tái cấu trúc ngành lúa gạo của Việt Nam.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n132101/Thanh-lap-Vien-nghien-cuu-lua-quoc-te-dau-tien-tai-Viet-Nam
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, tại vùng biển tỉnh Quảng Bình rộ lên tình trạng khai thác tận diệt thủy sản, phổ biến là sử dụng chất nổ đánh bắt cá.

Theo báo cáo của Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản tỉnh An Giang (AFA), tình hình sản xuất kinh doanh thủy sản của tỉnh trong 3 tháng đầu năm vẫn tiếp tục trầm lắng, giá nguyên liệu vẫn giữ ổn định ở mức thấp, diện tích nuôi và sản lượng tăng ít so cùng kỳ, tình hình dịch bệnh phát sinh đã ảnh hưởng sản xuất của nông dân.

Đến nay đã mấy năm, người dân xã Lộc Bình (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế) vẫn còn tiếc “đứt ruột” khi những viên ngọc trai bị bế tắc đầu ra.

Theo đánh giá chung, nuôi tôm theo hướng VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật...

Những năm gần đây, tình hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) trên địa bàn huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) phát triển rất nhanh, chưa có quy hoạch đồng bộ. Đặc biệt, tại các xã thuộc khu vực nước mặn như Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Mỹ A… việc phát triển nuôi tôm tự phát đã gây quá tải cục bộ đường dây hạ thế, tạo áp lực rất lớn trong công tác cung cấp điện.